Đọc: Sống hay không sống – Đó là vấn đề

Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ Người điên: thường nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…

Người bình thường tỉnh táo thì không như thế.

+ Người giả điên: cố tình làm ra vẻ nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…nhưng thỉnh thoảng cũng vô tình để lộ sự tỉnh táo của mình khiến có thể bị phát hiện đang giả điên.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vua lo lắng, nghi ngờ về tình trạng tinh thần của Hăm-lét.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đây là lời độc thoại nội tâm khi nghe những lời của Pô-lô-ni-út về thói đời lừa mị như đánh trúng tim đen của mình. → Clô-đi-út là một hôn quân mang mặt nạ minh quân.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đây là độc thoại nội tâm.

- Nội tâm Hăm-lét đang chất chứa những băn khoăn day dứt, chàng khát khao đợi chờ sự mách bảo, soi sáng của trí tuệ anh minh.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hăm-lét đã đặt ra nhiều câu hỏi, phản bác với lời nói của Ô-phê-li-a để những kẻ đang theo dõi không tin vào lời lẽ của nàng nữa, từ đó che mắt những kẻ đang theo dõi. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán từ đầu đúng.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Văn bản trích hồi III, cảnh I vở kịch Hăm-lét. Hoàng tử Hăm-lét giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến nguyên nhân cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô-đi-út.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Theo những cách thức và ý đồ khác nhau, các nhân vật thuộc phe Clô-đi-út, đều là những kẻ cố tình dùng lời nói, hành vi tốt đẹp bề ngoài để che đậy âm mưu đen tối và bản chất xấu xa bên trong: Bề ngoài họ tỏ ra quan tâm, săn sóc Hăm-lét, nhưng ý đồ thực chất bên trong là dò xét, giăng bẫy để đối phó mà mưu hại chàng.

- Mục đích giả điên: Để đối phó với Clô-đi-út cùng phe cánh của y, âm thầm điều tra về cái chết bí ẩn của vua cha, đòi lại công bằng.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Xung đột cơ bản được thể hiện qua:

+ Việc giả điên của Hăm-lét nhằm che giấu các ý đồ, toan tính thực sự của chàng với những hành động đeo bám, dò xét, nghe lén,… của vua Clô-đi-út và bọn tay sai để ngăn chặn, thủ tiêu Hăm-lét.

+ Nội tâm nhân vật Hăm-lét: sống hay không sống, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,…

- Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm Hăm-lét:

+ Đó là 1 phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm.

+ Một mặt cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay đang băn khoăn, do dự, mặt khác cũng cho thấy một nhân vật đang cố gắng vượt qua chính mình và không chấp nhận lối sống cam chịu, ốm yếu, hèn mạt,… mà hướng đến tinh thần dũng cảm, biến những dự kiến lớn lao, cao quý thành hành động.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Nguyễn Trần Thành Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Trước cái chết của người cha, Hăm-lét vừa đau khổ, choáng váng vừa căm giận, ghê tởm. Nghĩa vụ trả thù hay quyền thừa kế ngai vàng chưa phải là mục đích mà hệ trọng hơn là trách nhiệm chấn chỉnh cả xã hội mục ruỗng kỉ cương, băng hoại nhân phẩm, đem lại sự công bằng tốt đẹp cho đời sống.

b. Thái độ phê phán, miệt thị, quyết liệt, chấp nhận gây hiểu lầm, tổn thương người yêu (nàng Ô-phê-li-a) vì chảng biết rõ rằng người nghe lúc đó không phải chỉ là Ô-phê-li-a mà còn có thể là Clô-đi-út và đám tay sai.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le