Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên nhân: sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới

- Biểu hiện: 

+ Mỹ ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
- Hậu quả: Con người phải chịu đựng khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường..., chịu ảnh hưởng nặng nhất là các nước ở Châu Á, châu Phi

Trả lời bởi Người Già
datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mỹ cùng các nước tư bản Tây Âu chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.

- Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô

+ Mỹ muốn mở rộng ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới

+ Liên Xô đã giúp đỡ Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man công khai thực hiện Chiến lược toàn cầu, từ bỏ hợp tác với Liên Xô, bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Trả lời bởi Người Già
datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Về kinh tế:

+ Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế – SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa

- Về chính trị, quân sự:

+ Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO (1949), chế tạo thành công bom nguyên tử (1945), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958)

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955), chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957)

Trả lời bởi Người Già
datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chiến tranh lạnh đã đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập, thậm chí làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu, làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Chiến tranh lạnh cũng đưa đến sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực với hệ luỵ sâu sắc và lâu dài

Trả lời bởi Người Già
datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nội dung

Tóm tắt

Nguyên nhân

- Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại về sự tồn tại và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô

+ Mỹ muốn mở rộng ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới

+ Liên Xô đã giúp đỡ Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Biểu hiện chính

- Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa: 

+ Thực hiện Kế hoạch Mác-san, Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế 

+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO, chế tạo thành công bom nguyên tử, phóng thành công vệ tinh nhân tạo

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: 

+ Thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế – SEV. thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa

+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, chế tạo thành công bom nguyên tử, phóng thành công vệ tinh nhân tạo

Hậu quả

- Đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập

- Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu, làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực với hệ luỵ sâu sắc và lâu dài

Trả lời bởi datcoder
datcoder
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số biểu hiện là hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới hiện nay:

- Tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên

- Xung đột, bạo loạn có xu hướng lan rộng gây bất ổn, chia rẽ tại các nước Trung Đông

- Chiến tranh, xung đột, nghèo đói... đã tạo nên làn sóng di cư lớn chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tràn vào châu Âu, các nước EU.

Trả lời bởi Người Già