Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố, trong đó có các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư, trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ý thức của mỗi người là sức mạnh để gây dựng nên xã hội hùng mạnh , sống lâu
Ví dụ : nếu ai biết nhận thức cái đúng và tránh cái sai thì xã hội sẽ tốt đẹp như không xã rác , không văng tục , sống tiết kiệm , không tham nhũng
Nếu ai không biết nhận thức như đánh nhau, hối lộ, tham nhũng, bạo động, chiến tranh thì xã hội đó sẽ nhanh chóng suy tàn

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nó có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.Nói cho đúng là tác phẩm văn học nghệ thuật phụ thuộc vào mỗi bối cảnh xã hội cụ thể vì tùy mỗi bối cảnh xã hội sẽ nảy sinh những vấn đề cần giải quyết, và ra đời một nội dung riêng.

VD: Ở chế độ phong kiến thực dân ngày xưa có những điều sai trái bất cập của xã hội thời này xảy ra như vua quan không tốt,nạn cướp bóc, quan liêu, chiến tranh,...làm khổ người dân.Thế là các tác phẩm văn học nghê thuật ra đời phản ánh sự thống khổ của người dân và sự xót thương của tác giả như “Đồng hào có ma”, “Chí phèo”, “Chị Dậu”,…


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tán thành các ý kiến:

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
đ) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ

Vì: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.