Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động?

- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Vận động là thuộc tính vốn có (cố hữu), là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng (vật chất).

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

- Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

VD: Vận động viên đang chạy bộ trên đường.

- Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản…

VD: Vận động của dòng electron, của các ion dương, các điện tử quay chung quanh hạt nhân.

- Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất.

VD: 2Na + H2SO4 (loãng) =  Na2SO4 + H2

- Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

VD: Cây xanh ban ngày hút CO2, thải ra O2, ban đêm thì hút O2 và thải ra CO2.

- Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.

VD: Xã hội phong kiến vận động, phát triển lên xã hội tư bản chủ nghĩa.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển

- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

@619160@@619255@@619350@

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!