Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Dân tộc Kinh (còn gọi là dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước).

- Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số, gồm:

+ Các dân tộc có dân số trên dưới một triệu người: tày, Thái, Mường, H’Mông, Khmer, Nùng, Dao, Hoa.

+ Các dân tộc có dân số vài trăm nghìn người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Sán Chay, Xtiêng…

+ Các dân tộc có dân số dưới một trăm nghìn người: Thổ, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Giáy, Giẻ-triêng,…

+ Các dâm tộc có dân số dưới mười nghìn người: Pà thẻn, Chứt, Lự, Lô Lô, Cống, Ngái,…

+ Các dân tộc có dân số vài trăm người: Si La, Pu péo, Rơ - măm, brâu, Ơ - đu.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các dân tộc theo ngữ hệ phân bố vừa tập trung vừa xen kẽ lẫn nhau, trong đó:

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (thuộc ngữ hệ Nam Á) phân bố chủ yếu ở khu vực: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme (thuộc ngữ hệ Nam Á): phân bố chủ yếu ở khu vực: Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Các dân tộc theo ngữ hệ Mông - Dao phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (thuộc ngữ hệ Thái - Kađai): phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Kađai (thuộc ngữ hệ Thái - Kađai): phân bố chủ yếu ở khu vực: Đông Bắc Bộ.

+ Các dân tộc theo ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Hán (thuộc ngữ hệ Hán -Tạng): phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Tạng (thuộc ngữ hệ Hán - Tạng): phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Bộ và Đông Bắc bộ.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Số lượng các dân tộc theo ngữ hệ Nam Á đông nhất.

- Số lượng các dân tộc theo ngữ hệ H’mông - Dao ít nhất.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Hoạt động sản xuất:

  - Nông nghiệp

    + Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước và số khác canh tác trên ruộng khô nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy

    + Kết hợp trồng trọt,chăn nuôi gai súc,gia cầm

  - Thủ công nghiệp:

    + Một số ngành như: dệt vải,đan lát,làm đồ gốm,…và buôn bán, trao đổi hàng hóa

    + Nhiều sản phẩm thủ công độc đáo,mang đậm bản sắc dân tộc

*Ẩm thực:

  - Lương thực chính là lúa,ngô

  - Phần đông các dân tộc ăn cơm,nấu từ gạo nếp,gạo tẻ kết hợp với các món được chế biến từ thịt,cá,ếch,..

  - Thức uống có rượu cần,rượu trắng cất từ gạo,ngô,sắn

*Trang phục:

  - Mỗi dân tộc có những nét riêng,phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.Nhìn chung,trang phục của dân tộc đều đa dạng về kiểu dáng,màu sắc,…

  - Gắn liền với trang phục là những đồ trang sức

  - Ngày nay,các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh bên cạnh những trang phục truyền thống của mình

*Nhà ở:

  - Đa dạng về loại hình như nhà sàn,nhà trình tường,nhà nửa sàn nửa đất

*Phương tiện đi lại:

  - Do sinh sống ở nhiều địa hình khác nhau nên phương tiện đi lại cảu các dân tộc rất đa dạng

  - Ngày nay,việc sử dụng xe cơ giới (xe máy,xe đạp,xe ô tô,..) đã phổ biến tron các cộng đồng dân tộc

Trả lời bởi sky12
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Điều kiện tự nhiên tác động đến việc lựa chọn phương hướng phát triển kinh tế; phương thức canh tác, giống cây trồng, vật nuôi… ví dụ:

+ Ở các khu vực đồng bằng, có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước; các ngành kinh tế thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển.

+ Ở các khu vực miền núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với phương thức sản xuất là: làm nương rẫy, làm ruộng bậc thang…

- Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất nên cách ăn, mặc, làm nhà ở của các dân tộc ở Việt Nam cũng rất đa dạng, phong phú.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhận xét về kinh tế nông nghiệp:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là trồng trọt, chăn nuôi nhưng có sự khác nhau về hình thức canh tác giữa đồng bằng và miền núi.

+ Lúa gạo là nguồn lương thực chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

 - Nhận xét về kinh tế thủ công nghiệp:

+ Nhiều nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển, mang dấu ấn riêng của từng tộc người.

+ Sản phẩm thủ công rất đa dạng và tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn xuất khẩu.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trang phục mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.

- Nhìn chung, trang phục của các dân tộc rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí.

- Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng. Ví dụ:

+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các họa tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu, như người H’mông sử dụng chủ đạo bốn màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết nhiều màu.

+ Người Mường tạo điểm nhấn ở cạp váy với các đường nét hoa văn rực rỡ,.

+ Màu sắc, chất liệu và hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước.

- Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được thể hiện rất sinh động trên các mặt như hoạt động sản xuất, nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại. Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình, có điều kiện tự nhiên khác nhau nên những yếu tố trên cũng mang những nét đặc trưng cho từng vùng miền.

- Đời sống tinh thần của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú này thể hiện rất rõ nét trong tín ngưỡng – tôn giáo, lễ hội, văn học, âm nhạc, ca múa, các trò chơi dân gian,…

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh,…)

+ Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành.

- Phong tục, tập quán, lễ hội:

+ Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Lễ hội có một vai trò rất quan trọng, là dịp để con người gửi gắm những ước vọng của mình.

+ Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ. Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo.

- Các lĩnh vực khác:

+ Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian,…mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.

- Đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa rất đặc sắc, cần được mỗi công dân chung tay gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Gợi ý giải

“Trang phục của người Thái ở Điện Biên”

 Ai đã lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngay từ nhỏ, người con gái Thái được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu”, một loại thắt lưng bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu manh po”, nghĩa là thắt đáy lưng ong (…) Chính vì vậy khi trưởng thành, các cô gái Thái đều uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ.  Áo cóm của người Thái đen có cổ cao còn áo của người Thái trắng thì cổ hình trái tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn tay dành cho người phụ nữ có tuổi, còn loại áo cộc dành cho thiếu nữ (…)

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le