Bài 14: Phố cổ Hội An

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phố cổ Hội An ở Quảng Nam
- Ngoài chùa Cầu, ở Hội An còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác như hội quán Phúc kiến; nhà cổ Phùng Hưng,...

Trả lời bởi Người Già
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Phố cổ Hội An nằm ven dòng sông Thu Bồn, nay thuộc phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (Duyên Hải Nam Trung Bộ) , cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía nam

Trả lời bởi Người Già
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm.

- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương.

- Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo

- Lúc mới xây dựng năm 1697, Hội quán là một ngôi chùa nhỏ của người Việt.

- Về sau, cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) đã tu bổ, tôn tạo, đổi tên thành Hội quán Phúc Kiến để thờ thần, các vị tiền bối và là nơi hội họp của những người cùng quê.

- Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
• Yêu cầu số 2: Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.

Trả lời bởi Người Già
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Một số biện pháp: 
-  Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc
- Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ
- Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch
- Tuyên truyền và nâng cao ý thức cho du khách

Trả lời bởi Người Già
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

Tên công trình

Nét độc đáo về kiến trúc

Biện pháp bảo tồn, phát huy

Nhà cổ Phùng Hưng

- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương.

- Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản.

- Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích;

- Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ;

- Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch;

- Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,…

Hội quán Phúc Kiến

- Kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.

Chùa Cầu

- Kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

- Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bởi vì nó chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa, bên cạnh đó nó còn có kiến trúc độc đáo khi nó là sự pha trộn giữa văn hóa Nhật bản, trung quốc, việt nam

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Chọn Nhiệm vụ 1: 
Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Trả lời bởi Người Già