Bài tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống □ trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tuỳ tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên.Thật vậy, giới trẻ thường sử dụng tiếng lai căng, pha giữa □ và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như: “ok thầy, □, □ (1); hay “trông con bé kute quá”; “...
Đọc tiếp
Bài tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống □ trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: "Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tuỳ tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên."
Thật vậy, giới trẻ thường sử dụng tiếng lai căng, pha giữa □ và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như: “ok thầy, □, □ (1); hay “trông con bé kute quá”; “anh ấy □ thật!”, “mình là □ của anh ấy”, nhóm ấy toàn các anh chuẩn □", “các superstar thích xài mobile loại xin", "Idol của tao kia" (2), thậm chí, con nghiện (điện thoại) lại viêm dạ dày (sắp hết tiền) rồi làm sao gọi cho honey đây" (3) Nếu các trường hợp thuộc dạng (1) là kiểu kết hợp từ giữa tiếng Anh với từ □ khá phổ biến hiện nay, kể cả trong giao tiếp dạng nói cũng như dạng viết thì các ví dụ thuộc nhóm (2) cho thấy những cấu trúc phức hợp hơn với nhiều yếu tố tham gia để tạo câu, trong đó, giới trẻ có xu hướng chọn một yếu tố nước ngoài được cho là trọng điểm thông báo để chen vào cấu trúc □ tiếng Việt. Còn kiểu thứ (3) là sự pha tạp giữa ngoại ngữ và □ trong cấu trúc lời thoại. Chưa hết, việc sinh dùng từ ngữ ngoại lai còn khiến nhiều bạn trẻ thay vì nói “tạm biệt" sẽ là bye" hoặc "bye bye"; lời □ là sorry nha!”; cảm ơn là "thanks"... Kiểu sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô thức thế này dường như đã làm cho nhiều đối tượng “quen” đến mức quên mất cả từ □ tương ứng. Đây rõ ràng là một số biến chứng" của song ngữ Anh – Việt, tạo ra những cấu trúc kì quái, làm mất đi tinh chất đặc trưng và sự trong sáng của các ngôn ngữ.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).
Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....
(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)