Tự đánh giá trang 132

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 133)

Hướng dẫn giải

Phương án thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái: A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 133)

Hướng dẫn giải

Khi biết tin có hội chèo làng Đặng, tâm trạng của cô gái được thể hiện qua câu thơ: “ Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh”

→ B. Háo hức, mong đợi

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 133)

Hướng dẫn giải

Tâm trạng của cô gái trong đêm hội chèo được thể hiện qua câu thơ: “Em mải tìm anh chả thiết xem/ Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh”

→ A. Tuyệt vọng 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 133)

Hướng dẫn giải

Dòng thơ không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo: D (Mẹ bảo: “ Thôn Đoài hát tối nay”- Để mẹ em rằng: hát tối nay?)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

Những câu thơ sau đây có thấy đặc điểm về ngôn ngữ của bài Mưa xuân: C. Đậm tính thôn quê.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ có kết cấu theo thể thơ Tứ Nguyệt Trường Thiên

- Diễn biến tâm trạng của cô gái:

+ Trước hội chèo:

Tâm trạng xôn xao, nhớ nhung, náo nức, hồi hộp muốn gặp người yêu nhưng cũng ngại ngùng e thẹn của cô gái mới yêu: “Lòng thấy giăng tơ một mối tình/ Em ngừng tay lại giữa thoi xinh”/ “Em xin phép mẹ vội vàng đi”,…

+ Trong hội chèo:

Mong mỏi trông tìm hình bóng người yêu: “Em mải tìm anh chẳng thiết xem..”

Thất vọng, buồn bã, đau khổ vì không thấy người yêu lỡ hẹn: “Chờ mãi anh sang, anh chả sang… Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng”

+ Sau hội chèo: 

Nỗi lòng nặng trĩu thất vọng, buồn sầu, lủi thủi đi về một mình của cô gái “Mình em lầm lụi trên đường về/ Có ngắn gì đâu một dải đê..”

Niềm hi vọng, niềm tin vào tình yêu của cô gái ở tương lai phía trước: “ Bao giờ em mới gặp anh đây?Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ…”

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là một cô gái trẻ làm nghề dệt lụa, chưa có chồng, sống với mẹ già. Cô là một cô gái đẹp với tâm hồn trong trắng, thuần khiết “như vuông lụa trắng”. Xuyên suốt trong bài thơ, diễn biến tâm trạng của người con gái được thể hiện vô cũng sâu sắc. Trước hết là tâm trạng bối rối, mong chờ nhưng cũng ngại ngùng e lệ của cô gái mới yêu. Lòng mới chỉ giăng tơ nhưng hình như “hai má em bừng đỏ”. Câu hỏi đã được trả lời bằng câu thơ cuối từ đó đã miêu tả tâm trạng của cô gái mới yêu. Vì lẽ đó, cô gái ấy mong muốn được đi đến thôn Đoài, nhưng đi xem hát không phải vì hát mà vì muốn gặp người mình yêu. Thế nhưng trong đêm hội xuân, cô gái ấy cứ mong ngóng, chờ mong người yêu nhưng người không đến khiến cô trở nên bẽ bàng, tuyệt vọng để rồi lại lủi thủi đi về một mình. Dù vậy cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết vẫn tin tưởng, chờ đợi rằng tình yêu và tương lai sau này sẽ tươi sáng hơn. Qua đó, ta thấy được câu chuyện về tình yêu, nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

- Yếu tố truyền thống: 

+ Từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian, giản dị: hội chèo làng Đặng, hoa xoan,..

+ Thể thơ truyền thống: Tứ Nguyệt Trường Thiên

- Yếu tố hiện đại:

Trong bài thơ “Mưa Xuân” có bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê. Đó còn là một câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết với người mình yêu. Từ đó, thể hiện nỗi xót xa về số phận và hạnh phúc của tuổi trẻ trong cuộc đời cũ những tháng năm quá.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

Em ấn tượng với hình ảnh thơ Mưa xuân. Vì:

Đây là hình ảnh đã xuất hiện xuyên suốt bài thơ mang ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc. Trước hết, hình ảnh thơ đã gợi ra khung cảnh mùa xuân đặc trưng nơi làng quê : “mưa xuân phơi phới bay”. Những làn mưa xuân đến và dịu dàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao

Đồng thời, hình ảnh thơ “mưa xuân” được lặp lại nhưng với sắc thái mới tương phản, đối lập nhau “ Mưa xuân phơi phới”; “Mưa xuân ngại bay”. Mưa xuân không còn “phơi phới” mà đã “ngại bay”. Dường như điều đó cũng phù hợp để miêu tả tâm trạng của con người. Từ mong đợi, háo hức cho đến thất vọng, sầu buồn của người con gái mới yêu. Mưa xuân là hình ảnh nghệ thuật qua đó thể hiện tâm trạng của cô gái trong trẻo, thuần khiết với những nỗi niềm trong tình yêu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều trang 134)

Hướng dẫn giải

Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê”  thông qua việc miêu tả bức tranh làng quê Việt Nam chân thật, tươi vui khi mùa mùa về. Thiên nhiên như được hồi sinh, cỏ cây xanh tươi,... Trong khung cảnh ấy, làn mưa xuất hiện là tín hiệu nhỏ để báo hiệu hơi xuân ấm áp đã bắt đầu. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hẹn hò đôi lứa là hình ảnh đặc biệt quen thuộc ở nơi thôn quê Việt Nam.

Đặc biệt, nhân vật trữ tình trong đoạn trích là một cô gái trẻ thôn quê làm nghề dệt lụa, chưa có chồng, sống với mẹ già. Cô là một cô gái đẹp với tâm hồn trong trắng, thuần khiết “như vuông lụa trắng”. Xuyên suốt trong bài thơ, diễn biến tâm trạng của người con gái được thể hiện vô cũng sâu sắc. Trước hết là tâm trạng bối rối, mong chờ nhưng cũng ngại ngùng e lệ của cô gái mới yêu. Là sự mong ngóng, chờ mong người yêu nhưng người không đến khiến cô trở nên bẽ bàng, tuyệt vọng để rồi lại lủi thủi đi về một mình. Dù vậy cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết vẫn tin tưởng, chờ đợi rằng tình yêu và tương lai sau này sẽ tươi sáng hơn. 

Qua những phân tích trên, thơ của Nguyễn Bính quả thực “đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” như lời nhà phê bình Hoài Thanh từng viết.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)