Tôi yêu em

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 1 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

- Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 2 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em.

- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 1 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả, xưng “tôi”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 2 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 3 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:

- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.

- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.

- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.

- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 4 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Hai dòng thơ cuối thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.

+ Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng.
+ Lời chúc phúc chân thành.

=> Lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 5 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Theo em, nhân vật “tôi” trong bài thơ là người có tình cảm sâu sắc và mãnh liệt. Nhà thơ sẵn sàng hy sinh, lùi về sau để chúc phúc cho người mình yêu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Cuối bài 6 (SGK Cánh Diều trang 21)

Hướng dẫn giải

Từ bài thơ Tôi yêu em, em đã hiểu ra rằng một tình yêu cao đẹp là khi cả hai dành cho nhau những tình cảm đẹp nhất, tôn trọng lẫn nhau và cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tình yêu xuất phát từ tâm hồn, tình cảm yêu mến. Thổ lộ tình yêu phải có chừng mực, thể hiện tình yêu trong sáng, tốt đẹp. Đỉnh cao của tình yêu là sự vị tha. Có thể có lỗi lầm, sai phạm, ta nên biết tha thứ, làm hòa để tình yêu ấy được vững bền, gắn bó.  Tình yêu không phải sự ép buộc mà tình yêu là sự tự nguyện giữa hai tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Có thể sẽ đến lúc nào đó giữa hai tâm hồn không còn điểm chung, ta nên chọn cách rời bỏ, buông tay chứ không nên trở thành thù địch, đối lập với nhau. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)