Thực hành tiếng Việt trang 46

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 46)

Hướng dẫn giải

a. Dùng từ đồng âm “chín”

Một nghề cho chín: Từ “chín” trong vế câu này có ý chỉ sự thành thạo và tinh thông về một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thểChín nghề: Trong vế tiếp theo của câu tục ngữ có ý chỉ việc con người làm nhiều việc, nhiều ngành nghề khác nhau trong cùng thời điểm

=> Câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” ý muốn khuyên con người cần phải theo đuổi một nghề nghiệp cho tới nơi chốn mà không phải đang theo nghề này lại có tơ tưởng muốn thay đổi chuyển sang nghề khác, vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại liên tục mà không cố định một nghề nào cả. Tạo tính hài hước dí dỏm.

b. Từ đồng âm “phụ; mẫu”

- Từ Hán Việt: Phụ, mẫu đồng nghĩa với cha mẹ, đồng âm với phụ mẫu trong đậu phụ, ích mẫu. Từ đó tạo tính hài hước dí dỏm cho câu.

c. Sử dụng từ có nghĩa tương đồng

- “giậu – rào” và “cáo – mèo”…

-> Tạo ra sự hài hước dí dỏm cho câu.

d. Dùng từ trái nghĩa

- “cả thúng…bánh ít”; “trầu cả khay…trầu không”.

-> Tạo nên ý thơ bất ngờ, thú vị.

e. Sử dụng từ gần nghĩa

“nếp, gạo”; “xôi, cơm”

-> Tạo ra sự hài hước dí dỏm.

g. Sử dụng từ đồng âm

“đá” nghĩa 1 là động từ và nghĩa 2 là danh từ.

-> Tạo nên sự hài hước dí dỏm.

h. Sử dụng từ gần nghĩa

- “Hươu, Nai, Nghé”

-> Tạo nên sự hài hước dí dỏm.

i. Sử dụng cách nói lái

- “cá đối, cối đá”; “mèo cái, mái kèo”…

-> Tạo cảm giác thú vị, bất ngờ.

k. Dùng lối điệp âm

- “Một trăm, không ai, chẳng ai”.

-> Tạo ấn tượng thú vị đặc sắc cho câu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 47)

Hướng dẫn giải

"Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về chợ hãy còn đông".

Ở ví dụ này cũng có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, “Xuân” là tên của một chị gái, “thu” là tên của một loài cá, “đông” là chỉ tính chất của chợ tức là nhiều người, chị Xuân đã đi chợ vào mùa hè và mua cá thu, lúc chị đi về chợ vẫn còn nhiều người. Cách hiểu thứ hai “Xuân, Hạ, Thu, Đông” là tên của bốn mùa trong một năm, là hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên. Cách dùng từ đồng âm này giúp câu thơ trở nên hóm hỉnh, hài hước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)