Thực hành tiếng việt trang 20

Câu 2 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a)

+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

c)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

d)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

e)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

a.

- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

b.

- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

c.

- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào và niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc. Văn bản có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Bài thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê: lòng tự hào và niềm hân hoan; tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng; lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê trên nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)