Thị Mầu lên chùa

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 113)

Hướng dẫn giải

     Đoạn trích trên gồm 2 nhân vật có lời thoại (Thị Mầu, Kính Tâm). Trong đó, nhân vật Thị Mầu có nhiều lời thoại nhất.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 114)

Hướng dẫn giải

Số lời thoại của nhân vật Thị Mầu chiếm số lượng nhiều hơn nhân vật Thị Kính, từ đó cho thấy:

- Kính Tâm: ít nói, kiệm lời, dường như luôn muốn né tránh và không muốn tiếp chuyện Thị Mầu.

- Thị Mầu: nhiều lời, nói không có điểm dừng, thái độ hài lòng với những mục đích mình đạt được.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 112)

Hướng dẫn giải

- Em đã từng nghe đến thành ngữ Oan Thị Kính
- Theo em, thành ngữ trên ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 112)

Hướng dẫn giải

- Thị Mầu: tính cách mưu mô, xảo quyệt; thái độ vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.

- Thị Kính: tính cách hiền lành, chấp nhận số phận; thái độ cam chịu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 114)

Hướng dẫn giải

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ Đẹp như sao băng.

+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.

=> Từ việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy Thị Mầu là người hám sắc, lẳng lơ, lời lẽ không thích hợp nơi cửa chùa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

     Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy quan niệm về tình yêu của nhân vật Thị Mầu: tình yêu đối với cô như một trò đùa, không biết phân biệt sai trái (ghẹo tiểu nơi chùa Phật).

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 117)

Hướng dẫn giải

Nhân vật

Đối thoạiĐộc thoại

Bàng thoại

Thị MầuĐây rồi nhéPhải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Thị KínhA di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ– A di đà Phật

 

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..
Tiếng đế

 

(người xem)

Mười tư, rằm!

 

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

  

Từ đó ta thấy được

+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 117)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 117)

Hướng dẫn giải

     Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là đến. “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Thị Mầu lên chùa (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 117)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)