Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp. Dễ tránh nếu như chúng ta hiểu và biết cách phòng tránh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

tham khảo!

Sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng cho thấy:

1. Số kết quả trả về là rất nhiều.

2. Có thể liệt kê ra một số dạng lừa đảo sau:

- Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển.

- Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả.

- Lửa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

1. “Anh hùng bàn phím” là cụm từ thường được dùng mang ý nghĩa mỉa mai những người dùng trên mạng khi họ thể hiện quan điểm nhận xét bình luận của mình một cách rất hùng hổ, mạnh miệng, nhưng chỉ là dùng bàn phím máy tính và gõ chứ ko phải dùng chút sức lực hay giá trị vật chất thực tế nào cả. Ý nói là lời nói trên mạng thì ai cũng có thể nói được, nhưng điều quan trọng là thực tế mới là việc cần làm hơn.

2. Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em sẽ thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Hãy đặt mình vào vị trí của người khác.

- Rộng lượng với người khác, không gây gổ trên mạng.

- Tôn trọng văn hoá nhóm.

- Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

- Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Cảnh báo rủi ro từ hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng.

Cảnh giác với phương thức thủ đoạn giả danh, mạo danh cơ quan tư pháp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc, lừa đảo trên không gian mạng

(Trả lời bởi Time line)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực.

Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hoá, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực. Hãy ý thức rằng, khi lên mạng là đang ở giữa cộng động.

Trong cuộc sống thực, hầu hết mọi người đều tuân thủ pháp luật, hành xử lịch sự, có văn hoá. Một số người hành xử trên mạng theo cách khác hẳn khi đối mặt trực tiếp vì họ cho rằng, trên không gian mạng chỉ yêu cầu thấp hơn về đạo đức, văn hoá trong hành xử.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Khi nhận được email báo được một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng em sẽ xác định đây là một việc lừa đảo trúng thưởng. Em sẽ không làm theo yêu cầu của họ mà bỏ qua coi như không có gì. Ngoài ra em sẽ kể với bạn bè, bố mẹ, người thân nhằm mục đích tuyên tuyền cho mọi người biết hình thức lừa đảo trên để phòng tránh.

    

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

- Cảnh giác với email, tin nhắn từ người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ lâu này ít liên hệ. Tạo ra tình huống khẩn cấp là một thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo. Nạn nhân sẽ không kịp suy nghĩ về hậu quả.

- Khi nghi ngờ email, tin nhắn là lừa đảo, đừng mở bất kì liên kết nào hoặc tệp đính kèm nào mà hãy kiểm tra địa chỉ đích thực để phát hiện liên kết lừa đảo

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng không có khác biệt lớn so với trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, do tính chất không gian ảo của mạng, việc thực thi các quy tắc này có thể trở nên khó khăn hơn khi một số người không đáp ứng các quy tắc đó. Ngoài ra, việc giám sát và kiểm soát việc thực thi các quy tắc này trên mạng cũng khó khăn hơn trong cuộc sống thực.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)