Ôn tập học kì 2

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 119)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Lời giải thích của giáo sư Xan-va-tô đưa ra thuyết phục vì nếu hiểu và làm chủ được biển cả thì con người sẽ đạt được nhiều điều có lợi và phát triển.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 120)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 120)

Hướng dẫn giải

Phác thảo ý chính bài nói về để tài: “Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

- Dẫn dăt vấn đề cần bàn luận.

- Nêu lên thực trạng của vấn đề khai thác tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay.

- Bàn luận:

+ Tại sao chúng ta cần khai thác một cách hợp lí tài nguyên biển?

+ Lợi ích của việc khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

+ Mặt trái vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 121)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Hướng dẫn giải

- Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.

+ Đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.

+ Đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Hướng dẫn giải

Em đồng ý với ý kiến trên bởi: 

- Khi nhận ra thiếu xót của bản thân ta mới có thể đi đến quá trình tự sửa đổi thay đổi chính mình tốt hơn từng ngay 

- Khi chúng ta nhận biết được thiếu xót của mình ta sẽ tự sinh ra cảm giác đồng cảm với những người đã từng mắc phải sai lầm giống chính mình => giúp họ sửa đổi => cải thiện mối quan hệ song phương

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Hướng dẫn giải

- Thành ngữ, tục ngữ “Dám làm dám chịu” có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản.

- Vì “Dám làm dám chịu” khuyên chúng ta phải tự biết chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân dù kết quả nó có như mong đợi hay không như mong đợi của chúng ta.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Hướng dẫn giải

- Cầu tiến: cầu mong sự tiến bộ.

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu…:  Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến lên,… : chỉ sự phát triển, tăng tiến.

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị,...:  Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế,.... hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

- Viện dẫn: dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó

+ Viện: Viện cớ, viện trợ,...:  nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn,....: nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Ôn tập học kì 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 122)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.

(Trả lời bởi Đinh Trí Gia BInhf)
Thảo luận (2)