Hãy giải thích tại sao trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng năm.
Hãy giải thích tại sao trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng năm.
Hãy cho biết những khẳng định dưới đây về sinh trưởng, phát triển ở thực vật là đúng hay sai? Giải thích.
A. Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của tất cả các mô phân sinh.
B. Quá trình phân bào được điều tiết bởi gibberellin.
C. Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinine thấp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
A. Sai. Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (nằm ở đỉnh chồi ngọn).
B. Sai. Quá trình phân bào được điều tiết chủ yếu bởi auxin và sự phối hợp với các hormone khác.
C. Đúng. Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinine thấp. Nếu auxin nhiều thì kích thích ra rễ, còn cytokinine nhiều thì kích thích hình thành chồi.
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Trong trang trại trồng hoa lan hồ điệp, để điều khiển cây lan ra hoa đúng dịp tết Nguyên đán, kĩ thuật viên sử dụng các biện pháp kĩ thuật sau là đúng hay sai? Giải thích.
A. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ duy trì nhiệt độ nhà nuôi phong lan ở ngưỡng nhiệt độ 22/16oC (ngày/đêm) trong thời gian 45 – 50 ngày.
B. Chiếu sáng bổ sung để cường độ ánh sáng ban ngày đạt 20 000 – 25 000 lux.
C. Bổ sung phân bón NPK 9 – 45 – 15 định kì 5 – 7 ngày/lần.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
A. Sai. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ duy trì nhiệt độ nhà nuôi phong lan ở ngưỡng nhiệt độ \(25/18^oC\) (ngày/đêm).
B. Đúng. Chiếu sáng bổ sung để cường độ ánh sáng ban ngày đạt \(20000-25000\) \(lux\) áp dụng trong giai đoạn phân hóa mầm hoa.
C. Sai. Bón phân $NPK$ với liều lượng khác nhau phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây, tuy nhiên không có giai đoạn nào cần bón phân NPK với tỉ lệ \(9-45-15\)
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Quá trình trao đổi chất thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong mỗi trường hợp sau đây? Giải thích.
A. Người bị bệnh Basedow (tuyến giáp tăng tiết hormone thyroxine).
B. Người bị thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxine tiết ra không hoạt động chức năng, làm kích thích nang tuyến giáp phát triển gây bướu cổ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
A. Quá trình trao đổi chất tăng. Do bệnh Basedow là một bệnh cường giáp do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp (thyroxine) nhiều hơn bình thường \(\rightarrow\) Hormone có vai trò kích thích quá trình trao đổi chất \(\rightarrow\) Trao đổi chất tăng.
B. Quá trình trao đổi chất giảm. Do hormone thyroxine không được tiết ra và không hoạt động được chức năng, mà hormone thyroxine có vai trò kích thích quá trình trao đổi chất \(\rightarrow\)Trao đổi chất giảm.
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Dậy thì sớm là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu chính của tuổi dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Dậy thì sớm gây ra hậu quả gì? Nêu nguyên nhân gây dậy thì sớm và cách phòng tránh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hậu quả:
+ Trẻ em cảm thấy tự tin
+ Bị lợi dụng tình dục
- Nguyên nhân:
+ Do u buồng trứng, u tinh hoàn
+ Do mắc các bệnh lí
+ Cách phòng tránh:
+ Có chế độ ăn uống hợp lí
+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao
(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Một trẻ em nam 7 tuổi có khối u ở tinh hoàn dẫn tới tăng tiết testosterone nên có nồng độ testosterone cao bất thường. Hãy cho biết những đặc điểm sinh dục thứ cấp (mọc râu, giọng nói, mụn trứng cá) của trẻ em đó thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Một trẻ em nam 7 tuổi có khối u ở tinh hoàn dẫn tới tăng tiết $testosterone$ nên có nồng độ $testosterone$ cao bất thường. Đặc điểm sinh dục thứ cấp của trẻ em đó: Mọc râu nhiều, giọng nói trầm hơn, tăng mọc mụn trứng cá. Do $hormone$ $testosterone$ có vai trò kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai đoạn dậy thì, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp $→$ Nồng độ hormone tăng cao dẫn đến hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp trước tuổi dậy thì.
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Hãy cho biết mỗi biện pháp dưới đây được áp dụng trong chăn nuôi lợn nhằm tăng năng suất thịt là đúng hay sai. Giải thích.
A. Tiêm hormone thyroxine liều cao.
B. Tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn.
C. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định ở mức trên 35oC.
D. Triệt sản (cắt bỏ tinh hoàn ở lợn đực).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
A. Sai. Tiêm $homrone$ $thyroxine$ liều cao vi phạm an toàn khi sử dụng $hormone$ trong chăn nuôi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính vật nuôi, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng và ảnh hưởng tới môi trường. Do đó, cần sử dụng đúng loại, liệu lượng, thời điểm, thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch vật nuôi theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
B. Đúng. Tiêm $vaccine$ cho lợn là biện pháp phòng bệnh nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và giúp chúng chống lại bệnh dịch. Từ đó giúp lợn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất vật nuôi.
C. Sai. Cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Tuy nhiên, không có giai đoạn nào cần sử dụng mức nhiệt độ trên \(35^oC.\)
D. Đúng. Triệt sản là một biện pháp cắt loại bỏ tinh hoàn ở con đực, $hormone$ $testosterone$ sẽ không được sản xuất, từ đó làm giảm sự hung hăng, hạn chế tiêu hao năng lượng cho các hoạt động sinh dục, hạn chế xung đột giữa các cá thể lợn đực $→$ Tập trung năng lượng để sinh trưởng, cho năng suất thịt cao hơn.
(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)