Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?
Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?
Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình ảnh "nhú lên giọt sữa" khiến em tưởng tượng về một mầm non bé nhỏ đang vươn mình khỏi mặt đất, mạnh mẽ sinh trưởng cho đến khi căng tràn nhựa sống như giọt sữa thơm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo dõi: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2,3 và 4?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm: nảy (mầm), nhú (lên), thì thầm, ghé, nghe, nằm, vỗ, kiêng, mở (mắt), đón…
→ Gợi ra quá trình lớn lên của hạt mầm vô cùng thú vị và độc đáo; đó không còn là một quá trình tự nhiên vô thức mà giống như một quá trình đầy sự chờ đợi, háo hức và thiêng liêng
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.
Lý do khẳng định: Lời thơ chính là lời kể của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Từ hạt mầm trong tay tác giả cho đến khi hạt nảy mẩm, phát triển. Các từ "ghé tai, nghe" đều là lời của tác giả khi quan sát quá trình lớn lên của hạt mầm.
- Khổ thơ cuối là lời của cây.
Lý do khẳng định: Câu thơ "Cây chính là tôi" sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" là lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Một số hình ảnh, từ ngữ miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé.
- Qúa trình từ hạt mầm trở thành cây:
Khổ 1: Hạt thinh lặng => Khổ 2: Hạt mầm nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm => Khổ 3: Mầm sữa được nuôi dưỡng như đứa trẻ sơ sinh => Khổ 4: Mầm non kiêng gió kiêng mưa chờ ngày lớn lên để đón tia nắng hồng => Khổ 5: Cây đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói => Khổ 6: Cây bập bẹ xưng tên họ cùng lời hứa tô thêm màu xanh cho cuộc đời.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “Ghé tai nghe rõ”?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ gần gũi, linh cảm giao thoa kỳ diệu, là sự đồng điệu trong tâm hồn của thiên nhiên và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ" hay đó chính là nhà thơ. Nhân vật "tôi" không chỉ là người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình sinh trưởng của hạt mầm mà còn giống như người bạn tâm giao, lắng nghe những lời tâm sự, ở bên cạnh luôn động viên hạt mầm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt.
- Thứ tình cảm mà tác giả dành cho mầm cây là sự nâng niu, yêu thương, trân trọng, mong mầm cây luôn sống khỏe mạnh, góp ích cho cuộc đời
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ.
- Biện pháp nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ.
=> Tác dụng: Hạt mầm trở nên sinh động, có linh hồn, có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, biểu hiện được suy nghĩ, tình cảm giống như con người.
- Điệp từ "nghe" lặp lại 4 lần.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa nhân vật "tôi" và hạt mầm. Nhân vật tôi giống như người bạn tâm tình, ở bên cạnh chứng kiến hạt mâm sinh trưởng, chia sẻ từng khoảnh khắc lớn lên của hạt mầm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;... kết hợp cùng ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu gần gũi, thân thuộc cho bài thơ.
- Nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp đã góp phần vào việc liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng càng thể hiện được lời tâm tình, thủ thỉ của hạt mầm, giúp bài thơ càng thêm gần gũi, dễ nhớ, đi sâu vào lòng người đọc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chủ đề: Bài thơ thể hiện sự khâm phục sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên qua đó thể bày tỏ niềm yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên đang tồn tại trong cuộc sống.
- Thông điệp: Mỗi chúng ta hãy lắng nghe thiên nhiên để biết yêu thương, bảo vệ, che chở sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới chỉ là những mầm non bé nhỏ. Vạn vật đều có ích, sinh trưởng sẽ có một trách nhiệm nhiên với cuộc sống, góp thêm màu xanh cho cuộc đời.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)