Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) (Vũ Trọng Phụng)

Sau khi đọc 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Quá trình đưa tang:

+ Cảnh cất đám: Cảnh sát Min Đơ và Min Toa sung sướng vì có người thuê. Tang gia ai cũng vui vẻ, trừ Tuyết có thoáng nét buồn rất đúng “mốt” nhà có đám. Ông bạn thân của cụ cố Hồng có dịp khoe khoang những huân chương và liếc nhìn làn da trắng thập thò của Tuyết.

+ Cảnh đưa đám: Một đám ma kiểu mẫu được tổ chức long trọng và huyên náo: ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, hai vòng hoa đồ sộ,…Đám ma trở thành một mớ hỗn loạn, nhố nhăng theo cả lối Ta, Tàu, Tây, người đi rước tán tỉnh, bình phẩm, chọc ghẹo lẫn nhau.

+ Cảnh hạ huyệt: Tràn đầy sự giả tạo của lòng người: Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, ông Phán mọc sừng cũng giả bộ khóc lóc quỵ lụy nhằm tranh thủ dúi tiền vào Xuân Tóc Đỏ

- Biểu hiện của phong cách hiện thực:

+ Miêu tả đám rước đến từng chi tiết: Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, hai vòng hoa đồ sộ,…

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật cụ thể, chân thực: “Tuyết mặc cái áo dài voan mỏng, trong có coóc sê, trông như hở cả nách và nửa vú”, “Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi”,….

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Nhan đề: chứa những cụm từ mang ý nghĩa trái ngược, hạnh phúc – tang gia, sự đối lập mâu thuẫn thú vị tạo tiếng cười nhưng lại là sự châm biếm mỉa mai. Bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ.

- Xây dựng tình huống trào phúng: tình huống trào phúng, tang gia mà lại hạnh phúc. Trong không khí đáng ra phải đau buồn thì cả gia đình lại không giấu nổi niềm hạnh phúc.

- Ngôn từ: Hài hước, châm biếm thể hiện qua:

+ Cách gọi tên sự vật hài hước (kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bắc đểu bội tinh, Long bội tinh,…)

+ Cách đặt tên nhân vật gây cười (Xuân tóc đỏ, ông lang Tì và ông lang Phế,…)

+ Cách diễn đạt vừa vô lí vừa có lí, chứa nhiều mâu thuẫn “Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”

- Giọng điệu: châm biếm thể hiện qua những lời nhận xét, bình luận hài hước, mà thâm thúy (thật là một đám ma to tát có thế làm cho người chết phải mỉm cười vì sung sướng)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Thông điệp: Lời phê phán, vạch trần hiện thực xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đang chạy theo lối sống Văn minh Âu hóa. Một xã hội mà đạo đức suy thoái, con người trở nên vô tình. Lên án bộ phận tư sản thành thị đang chạy theo lối sống lố lăng, đồi bại.

- Ý nghĩa: Tác phẩm là lời cảnh tỉnh con người trong bối cảnh xã hội ngày nay, khi nhịp sống ngày càng trôi nhanh, những giá trị văn hóa đang dần mai một, chúng ta cần biết yêu thương và san sẻ, đừng trở nên vô cảm, lạnh lùng, luôn hướng về nguồn cội, hướng đến những giá trị tốt đẹp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Đối với em, nghệ thuật đặc sắc nhất trong Hạnh phúc của một tang gia chính là nghệ thuật trào phúng. Bởi chất trào phúng đã tạo nên tiếng cười cho tác phẩm, tạo nên sức hút, làm người đọc không khỏi bất ngờ và tò mò trước diễn biến của câu chuyện. Thông qua đó, nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống xã hội, giúp tác giả vạch trần bộ mặt xấu xa của giới thượng lưu. Có thể nói, trong Hạnh phúc của một tang gia chất trào phúng đã đạt đến độ đỉnh cao, từ nghệ thuật ấy đã trở thành công cụ đưa đến những cái nhìn hiện thực sâu sắc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)