- Nhan đề: chứa những cụm từ mang ý nghĩa trái ngược, hạnh phúc – tang gia, sự đối lập mâu thuẫn thú vị tạo tiếng cười nhưng lại là sự châm biếm mỉa mai. Bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ.
- Xây dựng tình huống trào phúng: tình huống trào phúng, tang gia mà lại hạnh phúc. Trong không khí đáng ra phải đau buồn thì cả gia đình lại không giấu nổi niềm hạnh phúc.
- Ngôn từ: Hài hước, châm biếm thể hiện qua:
+ Cách gọi tên sự vật hài hước (kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bắc đểu bội tinh, Long bội tinh,…)
+ Cách đặt tên nhân vật gây cười (Xuân tóc đỏ, ông lang Tì và ông lang Phế,…)
+ Cách diễn đạt vừa vô lí vừa có lí, chứa nhiều mâu thuẫn “Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”
- Giọng điệu: châm biếm thể hiện qua những lời nhận xét, bình luận hài hước, mà thâm thúy (thật là một đám ma to tát có thế làm cho người chết phải mỉm cười vì sung sướng)