Giữ gìn nghề xưa

Hoạt động 1 (SGK Cánh diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Trong tất cả các ngành nghề, đều đáng nhận được sự tôn trọng, trong xã hội với nhiều những con người với các nhu cầu khác nhau, đòi hỏi khác nhau.

+ Nói đến nghề cao quý, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến nghề giáo, đó là nghề cho những người dạy dỗ nên một con người có ích cho xã hội. 

+ Nghề cao quý còn phải kể đến nghề y, là những bác sĩ tận tâm cứu người, chữa bệnh hết lòng..

+ Ngoài ra lao công cũng là một ngành nghề không thể thiếu mà mọi người cần trân quý, là những cô, bác ngày đêm dọn dẹp, khiến môi trường trở nên xanh – sạch - đẹp hơn…

-  Mỗi nghề đều đem lại những lợi ích khác nhau và đều phục vụ đời sống của nhân dân. 

+ Mỗi ngành nghề đều có cái quý riêng và lợi ích cao cả. 

+ Vì vậy bất cứ ngành nghề nào trong xã hội cũng cần được tôn trọng và yêu quý. 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

1. Đọi Tam - Trống (Hà Nam)

2. Làng Vòng - Cốm  (Hà Nội)

3. Chuôn Ngọ -  Khảm trai (Hà Nội)

4. Bát Tràng - Gốm (Hà Nội)

5. Vạn Phúc - Lụa (Hà Nội)

6. Làng Chuông - Nón (Hà Nội)

7. Tuyết Diêm - Muối (Phú Yên)

8. Non Nước - Đá mĩ nghệ (Đà Nẵng)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

+ Địa danh: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.

+ Lịch sử hình thành: Từ hơn 500 năm trước.

+ Sản phẩm: Đồ gốm mĩ nghệ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Hoạt động 4 (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Biết lí do họ vào nghề (duyên với nghề) để hiểu hơn về họ và nghề nghiệp này.

Khó khăn thách thức của họ (từ gia đình, từ vốn liếng thiếu, từ ít kinh nghiệm hoặc không có người hỗ trợ,...)

Yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng (ví dụ như tỉ mỉ, có gia truyền,...)

Tình cảm của họ với nghề (yêu nghề nên gắn bó hàng chục năm, hơn nửa thế kỉ,...), tình cảm của họ với sản phẩm làm ra (nên tạo ra các kiệt tác nghệ thuật, được thế giới và người trong nước ghi nhận)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 6 (SGK Cánh diều - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.

Muốn ăn bún sốt, lòng tươi,
Có con thì gả cho người làng Đông

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 7 (SGK Cánh diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

- Mình không được tỉ mẩn, nhưng được cái ham học hỏi, yêu nước và nền văn hoá Việt Nam, nên là các làng nghề truyền thống khiến mình cảm giác rất thích thú, hào hứng tìm hiểu.

- Qua tìm hiểu mình nhận thấy làng nón Tây Hồ ở Thừa Thiên - Huế làm mình thấy cực kì thú vị và muốn được tìm hiểu nhiều hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 8 (SGK Cánh diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Em chú ý người tuyển dụng có thể là nghệ nhân lão luyện, những yêu cầu cơ bản có thể là sự tỉ mỉ kiên trì và một chút thẩm mĩ,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 9 (SGK Cánh diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Học sinh tuy chưa biết nhiều về những nghề truyền thông nhưng chắc chắn một khi biết đến thì đều cảm thấy tự hào. Vì thế học sinh cần được tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn với các làng nghề truyền thống, từ đó vun đắp tình yêu các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, sản phẩm và nghệ nhân làm ra nó. Nếu được hãy học hỏi và suy nghĩ cách gìn giữ, duy trì nó trong tương lai, nhân rộng ra cả tỉnh thành, cả nước và với bạn bè toàn thế giới.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 10 (SGK Cánh diều - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Nếu được thì chọn làng nghề ở địa phương, ở tỉnh thành mình sinh sống để quảng bá các em nhé!

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)