Đọc: Thạch Sanh

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 25)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 25)

Hướng dẫn giải

Có thể dùng các đồ vật trong truyện: truyện Tấm Cám có khung cửi (khung cửi để dệt vải, kì ảo ở đây nó biết nói),  truyện Cây bút thần có cây bút thần…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Cá nhân mình khá thích đọc truyện Thạch Sanh vì nó có nhiều yếu tố kì ảo, đồng thời nó là một câu chuyện được bà mình, mẹ mình kể rất nhiều nên mình yêu thích nó.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

+ Nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ Sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

– Trăn tinh ở miếu thờ: trăn tinh có nanh vuốt để săn mồi, sau khi bị Thạch Sanh giết thì hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. (trăn tinh và trăn là giống nhau)

– Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh trên núi có nhiều phép lạ. (Nếu là yêu tinh sao không dùng phép đó bắt đơn giản mà phải quắp)

– Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, gặp nhau cùng nghĩ cách báo thù Thạch Sanh. (Rất khó để hồn hai con vật ác độc gặp nhau, chúng thường bị tách ra, đáng ra chúng còn bị bắt giam lại nơi âm ti)

Với những đặc điểm đó, chứng tỏ đó là những con trăn, đại bàng khác thường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sông tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

– Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác.

Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

– Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giỏi thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đèn làm cho quên 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình. (Vô lí vì đàn bình thường giúp giải trí, thư giãn)

– Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. (Kì ảo là vì niêu cơm bình thường chỉ tầm 2-3 người ăn, nhiều lắm là 5-7 người ăn vẫn còn thiếu)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Sự đối lập Thạch Sanh và Lí Thông:

Phương diện đối lậpThạch SanhLí Thông
Tính cách vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảmlừa lọc, gian trá, vụ lợi
Hành độnggiết chằn tinh, đại bàng và cứu công chúalừa dối và cướp công của Thạch Sanh
(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Đọc: Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. 

-> Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn dạy cao hơn. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)