Nội dung lý thuyết
1. Thể loại: Cổ tích.
2. Nhân vật
- Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua...
- Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông.
3. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (từ đầu đến phép thần thông): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh.
- Phần 2 (tiếp theo đến kéo về nước): Những chiến công của Thạch Sanh.
- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi.
4. Tóm tắt
+ Thạch Sanh ra đời.
+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.
a) Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh
- Bình thường:
+ Là con một người nông dân tốt bụng.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.
→ Cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
- Khác thường:
+ Là thái tử con Ngọc Hoàng.
+ Mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ Được thiên thần dạy đủ võ nghệ.
→ Đẹp đẽ, kì lạ, phi thường.
➩ Gửi gắm mong muốn của nhân dân:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có tài năng phẩm chất kì lạ.
b) Những thử thách và chiến công mà Thạch Sanh phải trải qua
Thử thách, chiến công | Diễn biến | Kết quả | Tài năng | Phẩm chất |
Bị mẹ con LT lừa canh miếu thế mạng. → Chiến đấu với chằn tinh. | - Chằn tinh: nhe răng, giơ vuốt hóa phép. - TS: không núng, | Giết chằn tinh + có bộ cung vàng. | Giỏi võ. | Dũng cảm, thật thà. |
Xuống hang giết đại bàng. | - Đại bàng: Chĩa vuốt, vùng dậy. - TS: bắn mù mắt, | Cứu công chúa và hoàng tử (con vua Thủy Tề) + được tặng đàn thần. | Dùng vũ khí giỏi, mưu trí. | Dũng cảm, mưu trí, không tham, nhân hậu. |
Bị bắt tù oan. | - Hồn đại bàng và chằn tinh trả thù. | Tiếng đàn giúp công chúa nói chuyện lại , minh oan cho TS. | Đàn giỏi, tài nghệ. | Thật thà. |
Dẹp tan 18 nước. | Không động binh,dùng tiếng đàn và niêu cơm đối đãi. | Đất nước hòa bình. | Mưu trí. | Yêu hòa bình, nhân hậu. |
c) Một số chi tiết kì ảo
* Niêu cơm đất
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đó chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
* Cây đàn thần
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt.
➞ Tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
➞ Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
2. Nhân vật Lí Thông
Thạch Sanh | Lí Thông |
Cả tin, thật thà
| Lừa lọc, xảo quyệt
|
Vị tha, nhân hậu
| Tàn nhẫn, vô lương tâm
|
Anh hùng, tài giỏi
| Tiểu nhân, độc ác
|
Là con người cao cả. → Đại diện cái THIỆN. | Là kẻ bạc nhược, thấp kém. → Đại diện cái ÁC. |
Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua. | Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung. |
➩ Kết thúc có hậu: Thể hiện mong ước đổi đời của nhân dân và quan niệm cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, hòa bình thắng chiến tranh.
1. Nội dung
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất...).
1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
Em thích truyện Thạch Sanh vì: Câu chuyện kể về Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hòa bình của con người Việt Nam.
2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Gia cảnh của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông.
3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường
Trong chuyện Thạch Sanh, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:
- Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ.
- Đại bàng khổng lồ quắp đi công chúa.
4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
Nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang.
5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó:
- Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giỏi thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đèn làm cho quên 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.
- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
Thạch Sanh | Lí Thông |
Cả tin, thật thà
| Lừa lọc, xảo quyệt
|
Vị tha, nhân hậu
| Tàn nhẫn, vô lương tâm
|
Anh hùng, tài giỏi
| Tiểu nhân, độc ác
|
Là con người cao cả. → Đại diện cái THIỆN. | Là kẻ bạc nhược, thấp kém. → Đại diện cái ÁC. |
Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua. | Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.
|
7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.
8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?
Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính dăn cao hơn.
9. Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là làm nghề lái taxi tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Niềm vui sướng về "cái kết có hậu" khi em bé được cứu sống. Nhưng sâu xa hơn là những điều tử tế, tốt đẹp trong xã hội được lan tỏa một cách tích cực và mạnh mẽ. Anh đã nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi.