6. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
6. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
7. Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một nhan đề độc đáo. Bởi mùa xuân vốn là một danh từ chỉ một khoảng thời gian, nó không thể cầm nắm, cũng không thể định lượng lại được ghép cùng "nho nhỏ", trở nên hữu hình. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải "nho nhỏ" mà không phải "to to" vì đó là khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào cuộc sống của tác giả. Nó là một khát vọng chân thành, giản dị, lặng lẽ, không phải hô hào, là một nốt trầm xao xuyến.
(Trả lời bởi Thanh An)
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.
Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)