Đọc hiểu văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" (Đinh Trọng Lạc)

Yêu cầu 1 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 87)

Yêu cầu 2 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền kí ức

Võ Văn Trực đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”

Xuân Quỳnh là một nhà thơ có một tâm hồn nồng nhiệt ấm áp, nhà thơ luôn có cách biến những tác phẩm của mình trở nên gần gũi và ngập tràn cảm xúc suy tư. Xuân Quỳnh liên tục đi lại giữa hiện thực và quá khứ, giữa trắc trở và bình yên, giữa mộng ảo và thực tế. Vì vậy mà Xuân Quỳnh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Người đọc không chỉ biết đến mảng thơ về tình yêu của nhà thơ, mà còn cả những tác phẩm viết về những kỉ niệm đẹp, triết lí sống cao đẹp. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đầy ắp kỉ niệm và cảm xúc của Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu.

Âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân

Mở đầu bài thơ là âm thanh quen thuộc của tiếng gà cục tác:

Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ

Không gian của đoạn thơ là trên đường hành quân, thời gian là buổi trưa, nhân vật trữ tình là chàng chiến sĩ. Với không gian và thời gian như vậy, con người ta dễ dàng xúc động trước những chuyển biến nhỏ nhất của cảnh vật, cũng dễ rung động trước kí ức. Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ve đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Sự lan tỏa của âm thanh tăng dần, không phải chỉ không gian mà có tác động mạnh mẽ vào chiều sâu của tâm hồn. Tiếng gà lúc đầu chỉ xao động không gian, phá tan cái tĩnh lặng của trưa hè, nhưng càng về sau nó lại càng đi sâu vào kí ức của nhân vật trữ tình, và dường như hiện tại đã biến mất để nhường chỗ cho một đoạn kí ức tươi đẹp tưởng đã vắng bóng bấy lâu. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Lưu Trọng Lư cũng từng có những câu thơ nói về tiếng gà thân thương:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác, gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không.

Dường như tiếng gà trở thành một biểu tượng của tuổi thơ niên thiếu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Yếu tố hình thức của khổ thơ được tác giả chú ý là dòng thơ thứ tư với việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng tiếng gà một cách chân thực.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

- Ba câu thơ cuối của của khổ 1 trong bài thơ "Tiếng gà trưa" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy)

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Động từ "nghe" được lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian, xao động lòng người.

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

- Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ "này", là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng...

- Tác dụng của đảo khắp mình lên trước đốm hoa trắng làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy

- Tác dụng của phép so sánh Lông gà như màu nắng làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Nhịp của đoạn thơ này đặc biệt là:

- Sáu dòng thơ đều gồm 5 tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau.

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 5 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

- Khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ trên con đường hành quân.

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là: tác giả đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ "Tiếng gà trưa"

- Nhan đề của văn bản liên quan trực tiếp đến nội dung chính, vì nhan đề đã khái quát lại nội dung chính , thể hiện chủ đề của văn bản nghị luận.

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự tuần tự từ khổ đầu tới khổ cuối.

- Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật vẻ đẹp về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa

(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa", tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá đúng đắn, sau đó dùng lí lẽ sắc bén và bằng chứng xác thực để chứng minh.

Ý kiếnLí lẽ và bằng chứng

Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.

“ Cháu chiến đấu hôm nay

Ô trứng hồng tuổi thơ”

Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong thể hiện như lời đối thoại sống động. Việc lặp lại nhiều lần từ Vì ở đầu các dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình mình, mà ở đây ghi đậm dấu ấn là người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng.Việc đảo khắp mình lên trước hoa đốm trắng làm cho bức tranh gà mái mơ nên đẹp lộng lấy. Việc dùng so sánh Lông óng như máu nắng cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ
(Trả lời bởi Homin)
Thảo luận (1)