Đại cáo bình Ngô

Nội dung chính (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều)

Câu 1 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Luận đề: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

→ Nhân nghĩa có nghĩa thương người mà làm theo lẽ phải. Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến.

- Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là: Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt, nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Những tư tưởng, chân lí khách quan được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo là:

+ Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Giọng điệu của đoạn cáo trạng:

+ Tác giả đã dùng thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng cùng giọng điệu đanh thép khi tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh:

    + Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …

    + Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …

    + Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …

   + Bắt phu phen, phục dịch: bắt người “mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng”, …

    + Vơ vét của cải

    + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

Cách trả lời 1 : Về việc tác giả  hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa : để xây dựng nên hình tượng căm thù giặc, đan xen là nỗi uất hận, quên ăn, đắn đo về nhiều thứ.

Cách trả lời 2 : 

Về việc tác giả  hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa :

+) Nguồn gốc xuất thân của vị anh hùng ''Lê Lợi'' : là người nông dân áo vải ẩn vào chốn hoang dã để nương mình

+) Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa : Núi Lam Sơn dấy nghĩa

+) Nỗi uất hận, căm thù giặc đến tận xương tủy.

+) Có lí chí, ước mơ, hoài bão hơn thế nữa là biết trọng dụng người tài

Kết luận : Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị và có tài, có ý chí, quyết tâm, không chịu khuất phục trước kẻ địch.

`@Nae`

(Trả lời bởi Nguyễn Bảo Vy)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Nghĩa quân đã gặp những khó khăn là:

+ Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít

- Điều đã giúp họ vượt qua:

+ Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 6 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây đặc biệt là:

“Lấy chí nhân để thay cường bạo

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”

⇒ Nhịp điệu câu văn hùng hồn, thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

     Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều)

Hướng dẫn giải

- Nghệ thuật cường điệu:

“Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh hai trận tan tác chim muông

Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hồng sụt toang đê vỡ

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội”

- Cách so sánh:

“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”

⇒ Nhịp điệu dồn dập, nghệ thuật cường điệu, hình ảnh so sánh thể hiện rõ tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)