Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 124)

Hướng dẫn giải

Giai đoạn

Chứng cứ lịch sử, pháp lí

thời chúa Nguyễn

Phủ biên tạp lục – Lê Quý Đôn (1776)

Toàn tập Thiên Nam từ chi lộ đồ thư

vua Nguyễn

Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú (1821)

Đại Nam thực lục chính biên – Quốc sử Quán

Đại Nam nhất thống toàn đồ

thời Pháp thuộc

Bản đồ 106 – Átlat Thế giới

từ năm 1945 đến năm 1975

Hai tấm bia tại đảo Song Tử Tây và Nam Yết

từ năm 1975 đến nay

+ Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí Quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (nay trực thuộc tỉnh Khánh Hoà).

+ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc kí kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

+ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam, gồm 7 chương, 55 điều. Trong đó, Điều 1 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Vai trò:

- Về quốc phòng, an ninh

+ Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, có tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng, an ninh quốc gia. Sự liên kết giữa các đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo – đất liền trong thể trận phòng thủ đất nước.

+ Biển, đảo Việt Nam còn là nơi giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, biển, đảo vừa tạo ra nhiều cơ hội vừa đặt Việt Nam trước những thách thức trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Về tiềm năng phát triển kinh tế

Biển, đảo Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm như giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch....

- Về hợp tác quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế về biến góp phần quan trọng tăng cường uy tín chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước để giải quyết các tranh chấp trên biển, tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, đồng thời huy động các nguồn lực để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Nguồn lịch sử thành văn:

+ Phủ biên tạp lục – Lê Quý Đôn (1776)

+ Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú (1821)

+ Đại Nam thực lục chính biên – Quốc sử Quán

+ Châu bản triều Nguyễn

+ Hải ngoại kí sự - nhà sư Thích Đại Sán 1696

- Bản đồ cổ:

+ Toàn tập Thiên Nam từ chi lộ đồ thư

+ Đại Nam nhất thống toàn đồ

- Nguồn sử liệu hiện vật: 

+ Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải

+ Hai tấm bia tại đảo Song Tử Tây và Nam Yết

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Câu hỏi mục II (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

- Về quốc phòng, an ninh

+ Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, có tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng, an ninh quốc gia. Sự liên kết giữa các đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo – đất liền trong thể trận phòng thủ đất nước.

+ Biển, đảo Việt Nam còn là nơi giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, biển, đảo vừa tạo ra nhiều cơ hội vừa đặt Việt Nam trước những thách thức trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Về tiềm năng phát triển kinh tế

Biển, đảo Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm như giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch....

- Về hợp tác quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế về biến góp phần quan trọng tăng cường uy tín chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước để giải quyết các tranh chấp trên biển, tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, đồng thời huy động các nguồn lực để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 129)