Bếp lửa

Câu hỏi cuối bài 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ:

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Em thích hình ảnh: bếp lửa nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bởi vì hình ảnh bếp lửa đã gắn liền với tuổi thơ tác giả, nhắc đến bếp lửa là nhắc đến hình ảnh người bà tần tảo, giàu tình yêu thương. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ là khơi dậy những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa:

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu đạt.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giàu liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Nội dung về lòng biết ơn, kính yêu của người cháu đối với bà, với quê hương, đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời vì nó là nguồn động lực mà mỗi con người hướng đến. Tuổi thơ trước hết gắn liền với gia đình, nơi ta được đón nhận tình yêu thương và sự sẻ chia. Ngoài ra để có thể tỏa sáng trong suốt hành trình cuộc đời thì tuổi thơ thường đi kèm với niềm đam mê. Điều này giúp con người phát triển được tư duy sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng phong phú, góp phần hình thành và nuôi dưỡng niềm đam mê ngay từ khi còn nhỏ. Hai yếu tố trên đều gắn liền mật thiết với tuổi thơ và là động lực để giúp con người phát triển trong hành trình dài rộng của cuộc đời.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)