Bài tập cuối chương VI

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 53)

Hướng dẫn giải

*) Sắp xếp thứ tự của mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được: 1 2 4 5 9 10 11

a) Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là: \(\overline x  = \frac{{1{\rm{  +  }}2{\rm{  +  }}4{\rm{  +  }}5{\rm{  +  }}9{\rm{  +  }}10{\rm{  + }}11}}{7} = 6\)

b) Trung vị của mẫu số liệu trên là: Do mẫu số liệu trên có 7 số liệu ( lẻ ) nên trung vị \({Q_2} = 5\)

c) Tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

 Trung vị của dãy 1, 2, 4 là: \({Q_1} = 2\)

Trung vị của dãy  9, 10, 11 là: \({Q_3} = 10\)

Vậy tứ phân vị của mẫu số liệu là: \({Q_1} = 2\), \({Q_2} = 5\), \({Q_3} = 10\)

d) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: \(R = {x_{\max }} - {x_{\min }} = 11 - 1 = 10\)

e) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 10 - 2 = 8\)

g) Phương sai của mẫu số liệu trên là: \({s^2} = \frac{{\left[ {{{\left( {1 - \overline x } \right)}^2} + {{\left( {2 - \overline x } \right)}^2} + ... + {{\left( {11 - \overline x } \right)}^2}} \right]}}{7} = \frac{{96}}{7}\)

h) Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là: \(s = \sqrt {{s^2}}  = \sqrt {\frac{{96}}{7}} \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 53)

Hướng dẫn giải

Dựa vào bảng tần số, ta thấy tần số lớn nhất là 47 ứng với cỡ áo 39. Vậy mốt của mẫu số liệu là 39.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 53)

Hướng dẫn giải

a) Mẫu số liệu thống kê số lượt khách du lịch Lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhận được từ biểu đồ bên là:

                                                      250 1351 2148 3478 5050 7944 18009

b) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được: 250 1351 2148 3478 5050 7944 18009

Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

\(\overline x  = \frac{{250{\rm{  +  }}1351{\rm{  +  }}2148{\rm{  +  }}3478{\rm{  +  }}5050{\rm{  +  }}7944{\rm{  +  }}18009}}{7} = \frac{{38230}}{7}\)

Trung vị của mẫu số liệu trên là: Do mẫu số liệu trên có 7 số liệu ( lẻ ) nên trung vị \({Q_2} = 3478\)

 Tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

-  Trung vị của dãy 250 1351 2148 là: \({Q_1} = 1351\)

- Trung vị của dãy  5050 7944 18009 là: \({Q_3} = 7944\)

- Vậy tứ phân vị của mẫu số liệu là: \({Q_1} = 1351\), \({Q_2} = 3478\), \({Q_3} = 7944\)

c) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: \(R = {x_{\max }} - {x_{\min }} = 18009 - 250 = 17759\)

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 7944 - 1351 = 6593\)

d) Phương sai của mẫu số liệu trên là:

\({s^2} = \frac{{\left[ {{{\left( {250 - \overline x } \right)}^2} + {{\left( {351 - \overline x } \right)}^2} + ... + {{\left( {18009 - \overline x } \right)}^2}} \right]}}{7} \approx 31820198,82\)

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là: \(s = \sqrt {{s^2}}  \approx 5640,93\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

a) Số bạn đi xe đạp đến trường là: \(40.40\%  = 16\) ( học sinh )

b) Chọn ngẫu nhiên một bạn để phân công vào đội xung kích của trường từ 40 bạn ta được một tổ hợp chập 1 của 40 phần tử. Do đó, không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right) = C_{40}^1\)( phần tử)

Gọi A là biến cố “Bạn được chọn là bạn đến trường bằng xe đạp”.

Để chọn 1 bạn học là bạn đến trường bằng xe đạp ta được một tổ hợp chập 1 của 16 phần tử. Do đó số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right) = C_{16}^1\)( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{C_{16}^1}}{{C_{40}^1}} = \frac{2}{5}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

Ví dụ, ta có bảng đo chiều cao của các bạn trong tổ như sau:

160

162

164

165

172

174

177

178

180

 a) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được:

160   162     164      165      172      174      177      178      180

Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

\(\overline x  = \frac{{160\;\; + 162\;\; + 164\;\;\; + \;\;165\;\; + \;172\;\; + \;174\;\; + \;177\; + \;\;178\; + \;180}}{9} = \frac{{1532}}{9}\)

Trung vị của mẫu số liệu trên là: Do mẫu số liệu trên có 9 số liệu ( lẻ ) nên trung vị \({Q_2} = 172\)

 Tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

-  Trung vị của dãy 160   162  164   165 là: \({Q_1} = 163\)

- Trung vị của dãy  174   177  178   180 là: \({Q_3} = 177,5\)

- Vậy tứ phân vị của mẫu số liệu là: \({Q_1} = 163\), \({Q_2} = 172\), \({Q_3} = 177,5\)

b) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: \(R = {x_{\max }} - {x_{\min }} = 180 - 160 = 20\)

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 177,5 - 163 = 14,5\)

c) Phương sai của mẫu số liệu trên là:

\({s^2} = \frac{{\left[ {{{\left( {160 - \overline x } \right)}^2} + {{\left( {162 - \overline x } \right)}^2} + ... + {{\left( {180 - \overline x } \right)}^2}} \right]}}{9} \approx 50,84\)

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là: \(s = \sqrt {{s^2}}  \approx 7,13\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

Chọn ngẫu nhiên 2 chuyên gia vào ban tổ chức là một tổ hợp chập 2 của 22 phần tử. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right) = C_{22}^2\)( phần tử)

Gọi A là biến cố “Chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ chức”

Để chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ chức ta phải chọn 1 chuyên gia đến từ châu Á và 1 chuyên gia đến từ châu Âu. Có 10 cách chọn 1 chuyên gia đến từ châu Á và 12 cách chọn 1 chuyên gia đến từ châu Âu. Do đó, theo quy tắc nhân số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right) = 10.12 = 120\)( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{120}}{{C_{22}^2}} = \frac{{40}}{{77}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

Chọn ngẫu nhiên 2 người từ 20 người ta được một tổ hợp chập 2 của 20. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là:  \(n\left( \Omega  \right) = C_{20}^2\)( phần tử)

Gọi A là biến cố “Chọn được 2 người là vợ chồng”

Để chọn được 1 cặp vợ chồng lên khiêu vũ từ 10 cặp vợ chồng ta được một tổ hợp chập 1 của 10 phần tử. Do đó số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right) = C_{10}^1\)( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{C_{10}^1}}{{C_{20}^2}} = \frac{1}{{19}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

a) Số kết quả xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm là: \(C_{20}^3\) ( kết quả )

b) Chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ  20 sản phẩm  ta được một tổ hợp chập 3 của 20. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là:  \(n\left( \Omega  \right) = C_{20}^3\)( phần tử)

Gọi A là biến cố “Cả 3 sản phẩm được chọn là chính phẩm”

Để chọn được cả 3 sản phẩm đều là chính phẩm thì ta phải chọn 3 sản phẩm từ 16 chính phẩm tức là ta được một tổ hợp chập 3 của 16 phần tử. Do đó số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right) = C_{16}^3\)( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{C_{16}^3}}{{C_{20}^3}} = \frac{{28}}{{57}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

a) Mỗi phần tử của không gian mẫu là một tổ hợp chập 2 của 20 phần tử. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right) = C_{20}^2\) ( phần tử)

b) Gọi A là biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”

Để tích các số trên thẻ là số lẻ thì cả hai thẻ bốc được đểu phải là số lẻ vậy nên ta phải chọn ngẫu nhiên 2 thẻ từ 10 thẻ số lẻ. Do đó, số phần tử các kết quả thuận lợi cho biến cố A là tổ hợp chập 2 của 10 phần tử: \(n\left( A \right) = C_{10}^2\) ( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{C_{10}^2}}{{C_{20}^2}} = \frac{9}{{38}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)