Bài tập cuối chương II

Bài 11 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

1h=60p

Trong 1h vận tốc của chị Lan là:

\(2.5:15\cdot60=10\left(km\right)\)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (3)

Bài 12 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian cần thiết để người đó làm được 50 sản phẩm là x (phút) ( x > 0)

Vì năng suất làm việc không đổi thì thời gian và số sản phẩm làm được là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:

\(\frac{{30}}{{x}} = \frac{{20}}{50} \Rightarrow x = \frac{{30.50}}{{20}} = 75\) (thỏa mãn)

Vậy để người đó làm được 50 sản phẩm thì cần 75 phút.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 13 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Gọi số tiền Việt Nam cần có để đổi được 750 đô la Mỹ là x (đồng) (x >0)

Vì số tiền đô la Mỹ và số tiền Việt Nam quy đổi cho nhau là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:

\(\frac{{1158000}}{{50}} = \frac{x}{{750}} \Rightarrow x = \frac{{1158000.750}}{{50}} = 17370000\) (thỏa mãn)

Vậy số tiền Việt Nam cần có để đổi được 750 đô la Mỹ là 17 370 000 đồng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 14 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian dây chuyền cần để hoàn thành 1 000 sản phẩm là x (giờ) (x > 0)

Giả sử năng suất của tháng trước là a thì năng suất của tháng này là 1,2.a

Vì khối lượng công việc không đổi nên năng suất và thời gian hoàn thành là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

6.a = x. 1,2a nên \(x = \frac{{6.a}}{{1,2.a}} = 5\) (thỏa mãn)

Vậy cần 5 giờ để dây chuyền hoàn thành 1 000 sản phẩm như thế

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 15 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng của đồng và niken cần dùng để tạo ra 25 kg hợp kim đó là x, y (kg) (x,y > 0), ta có x + y = 25.

Vì khối lượng của đồng và niken tỉ lệ với 9 và 11 nên \(\frac{x}{9} = \frac{y}{{11}}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có

\(\begin{array}{l}\frac{x}{9} = \frac{y}{{11}} = \frac{{x + y}}{{9 + 11}} = \frac{{25}}{{20}} = 1,25\\ \Rightarrow x = 9.1,25 = 11,25\\y = 11.1,25 = 13,75\end{array}\)

Vậy cần 11,25 kg đồng và 13,75 kg niken.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 16 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Gọi chiều dài 3 hình chữ nhật lần lượt là x,y,z (cm) (x,y,z > 0).

Do tổng chiều dài của ba hình chữ nhật là 110 cm nên x+y+z=110

Vì 3 hình chữ nhật có: chiều dài . chiều rộng = diện tích (không đổi) nên chiều rộng và chiều dài là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

1.x = 2.y = 3.z

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{1.x}}{6} = \frac{{2.y}}{6} = \frac{{3.z}}{6}\\ \Rightarrow \frac{x}{6} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2}\end{array}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{x}{6} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2} = \frac{{x + y + z}}{{6 + 3 + 2}} = \frac{{110}}{{11}} = 10\\ \Rightarrow x = 6.10 = 60;\\y = 3.10 = 30;\\z = 2.10 = 20\end{array}\)

Vậy chiều dài của mỗi hình chữ nhật đó lần lượt là 60 cm, 30 cm, 20 cm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 17 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Xét hình 9b, phần hộp không chứa sữa có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là đáy của hộp sữa và chiều cao là 12 – 7 = 5 (cm)

Xét hình 9a, phần hộp chứa sữa có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là đáy của hộp sữa và chiều cao là 6 cm.

Do đó, trong hình 9a, phần hộp chứa sữa chiếm 6 phần, phần không chứa sữa chiếm 5 phần, thể tích cả hộp là: 5+6 = 11 phần.

Như vậy, tỉ số của của thể tích sữa có trong hộp và thể tích của cả hộp là \(\frac{6}{{11}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)