Bài tập cuối chương 6

Bài tập 6.49 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 31)

Hướng dẫn giải

a) Hai số u và v là nghiệm của phương trình \({x^2} - 13x + 40 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 13} \right)^2} - 4.40 = 9 > 0\), \(\sqrt{\Delta} = \sqrt{9} = 3\).

Suy ra phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = \frac{{13 + 3}}{2} = 8;{x_2} = \frac{{13 - 3}}{2} = 5\).

Vậy \(u = 8;v = 5\) hoặc \(u = 5;v = 8\).

b) Ta có: \(u\left( { - v} \right) =  - 77,u + \left( { - v} \right) = 4\)

Hai số u và \( - v\) là nghiệm của phương trình \({x^2} - 4x - 77 = 0\)

Vì \(\Delta ' = {\left( { - 2} \right)^2} - 1.\left( { - 77} \right) = 81 > 0\), \(\sqrt{\Delta '} = \sqrt{81} = 9\).

Suy ra phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = 2 + 9 = 11;{x_2} = 2 - 9 =  - 7\).

Vậy \(u = 11;v = 7\) hoặc \(u =  - 7;v =  - 11\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.50 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Với \(d = 300feet\) ta có: \(0,05{v^2} + 1,1v = 300\)

\(0,05{v^2} + 1,1,v - 300 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = 1,{1^2} - 4.0,05.\left( { - 300} \right) = 61,21\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt

\(\begin{array}{l}{v_1} = \frac{{ - 1,1 + \sqrt {61,21} }}{{2.0,05}} =  - 11 + \sqrt {6121} \left( {tm\;do\;v > 0} \right);\\{v_2} = \frac{{ - 1,1 - \sqrt {61,21} }}{{2.0,05}} =  - 11 - \sqrt {6121} \left( {ktm\;do\;v > 0} \right)\end{array}\)

Vì \( - 11 + \sqrt {6121}  < 70\) nên ô tô dừng lại sau 300 feet kể từ khi đạp phanh thì ô tô đó không chạy nhanh hơn giới hạn tốc độ của đường cao tốc này.

Chú ý khi giải: Tốc độ trong chuyển động luôn dương.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.51 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Gọi x là lãi suất gửi tiết kiệm của bác Hương (x được cho dưới dạng số thập phân), điều kiện: \(x > 0\).

Số tiền lãi thu được sau kì gửi thứ nhất là: \(100 + 100x = 100\left( {1 + x} \right)\) (triệu đồng).

Số tiền cả vốn lẫn lãi bác Hương thu được sau kì gửi thứ hai với 100 triệu đồng là:

\(100\left( {1 + x} \right) + \left[ {100\left( {1 + x} \right)} \right]x = 100\left( {1 + x} \right)\left( {1 + x} \right) = 100{\left( {x + 1} \right)^2}\) (triệu đồng).

Với 50 triệu đồng bác gửi thêm, thì sau 1 năm bác thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là: \(50 + 50x = 50\left( {1 + x} \right)\) (triệu đồng).

Vì sau hai năm (kể từ khi gửi lần đầu), bác Hương nhận được số tiền cả vỗn lẫn lãi là 176 triệu đồng nên ta có phương trình: \(100{\left( {x + 1} \right)^2} + 50\left( {1 + x} \right) = 176\)

\(100{x^2} + 250x - 26 = 0\)

\(50{x^2} + 125x - 13 = 0\)

Vì \(\Delta  = {125^2} - 4.50.\left( { - 13} \right) = 18\;225 > 0 \Rightarrow \sqrt \Delta   = 135\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = \frac{{ - 125 + 135}}{{2.50}} = 0,1\left( {tm} \right);{x_1} = \frac{{ - 125 - 135}}{{2.50}} =  - 2,6\left( {ktm} \right)\)

Vậy lãi suất năm của hình thức gửi tiết kiệm này là 10%.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.52 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian học sinh khối lớp 9 làm riêng hoàn thành công việc là x (giờ), điều kiện: \(x > 0\).

Thời gian học sinh khối lớp 8 làm riêng hoàn thành công việc là \(x + 1\) (giờ).

Trong 1 giờ, học sinh khối lớp 9 làm được: \(\frac{1}{x}\) (công việc).

Trong 1 giờ, học sinh khối lớp 8 làm được: \(\frac{1}{{x + 1}}\) (công việc).

Trong 1 giờ, cả hai khối lớp làm được: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{{x + 1}} = \frac{{x + x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\) (công việc)

Vì nếu làm chung thì sẽ hoàn thành công việc sau 1 giờ 12 phút\( = \frac{6}{5}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{{2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{5}{6}\)

Nhân cả hai vế của phương trình với \(6x\left( {x + 1} \right)\) để khử mẫu ta được phương trình:

\(6\left( {2x + 1} \right) = 5x\left( {x + 1} \right)\)

\(5{x^2} - 7x - 6 = 0\)

Vì \(\Delta  = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.5.\left( { - 6} \right) = 169 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt

\({x_1} = \frac{{7 + \sqrt {169} }}{{10}} = 2\left( {tm} \right);{x_2} = \frac{{7 - \sqrt {169} }}{{10}} = \frac{{ - 3}}{5}\left( {ktm} \right)\)

Vậy nếu làm riêng, học sinh khối 9 làm 2 giờ xong công việc và học sinh khối 8 làm 3 giờ xong công việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)