Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Dế Mèn vô cùng ân hận về sự việc đã trêu chị Cốc gây nên cái chết đầy thương tâm cho Dế Choắt.
- Tóm tắt: Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Cốc tức giận. Chị Cốc không may nhìn thấy Dế Choắt nhầm tưởng là Choắt trêu mình nên đã liên tục mổ vào đầu Choắt. Kết quả là Dế Choắt đáng thương đã chết. Sau đó, Dế Mèn rất ân hận về hành động này của mình.
(Trả lời bởi Thanh An)
Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng:
- Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn lên giường nằm khểnh và thấy hành động vừa rồi của mình thật thú vị.
- Nhưng sau khi nhìn thấy cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã vô cùng ân hận sợ hãi, ân hận và nhận ra hành động vừa rồi của mình thật đáng trách.
(Trả lời bởi Thanh An)
Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Dế Mèn “tự họa” bản thân: tự hào, kiêu căng.
- Lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc: chế giễu, coi thường.
→ Tính cách của Dế Mèn hống hách, nghịch ngợm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình.
(Trả lời bởi Thanh An)
Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Theo em đó chính là bài học mà Dế Choắt trước khi qua đời đã dặn Dế Mèn: Sống phải biết khiêm tốn tuyệt đối không được kiêu căng, tự đắc.
(Trả lời bởi Thanh An)
Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTrong văn bản, có nhiều chi tiết thể hiện đặc điểm và sinh hoạt có thật của loài dế. Ví dụ: đôi càng mẫm bóng, cái vuốt ở chân, hai cái răng đen nhánh, chui tọt ngay vào hang... Nhưng chủ yếu là các chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”. Ví dụ: quát mấy chị Cào Cào; ghẹo anh Gọng Vó; hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, bộ điệu khinh khỉnh; lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, bụng nghĩ thú vị; hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng; đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên,…
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)