Bài 9: Liên kết ion

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 55)

Hướng dẫn giải

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 55)

Hướng dẫn giải

- Ion sodium: có 10 electron ở lớp vỏ và 11 proton trong hạt nhân

- Ion oxide: có 10 electron ở lớp vỏ và 8 proton trong hạt nhân

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 55)

Hướng dẫn giải

- Các tích điện tích của ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron:

Điện tích ion = số đơn vị điện tích hạt nhân – số electron của ion

- Ví dụ:

   + Ion sodium: điện tích = 11 – 10 = 1 => Điện tích là +1

   + Ion oxide: điện tích = 8 – 10 = -2 => Điện tích là -2

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 55)

Hướng dẫn giải

- Ion Na+ có 10 electron ở lớp vỏ và có 2 lớp electron => Giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ne => Bền vững về mặt hóa học

- Ion O2- có 10 electron ở lớp vỏ và có 2 lớp electron => Giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ne => Bền vững về mặt hóa học

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

- Các nguyên tố kim loại dễ nhường electron => Tạo thành cation

- Các nguyên tố phi kim dễ nhận electron => Tạo thành anion

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

Na → Na+ + 1e

Cl + 1e → Cl- 

=> Na+ + Cl- → NaCl

(Trả lời bởi 9323)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

- Ion Na+ có 10 electron ở lớp vỏ và có 2 lớp electron => Giống cấu hình electron của khí hiếm Ne

- Ion Cl- có 18 electron ở lớp vỏ và có 3 lớp electron => Giống cấu hình electron của khí hiếm Ar

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

Nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 => Có 2 electron ở lớp ngoài cùng

=> Có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion Mg2+

- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng

=> Có xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion O2-

=> Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron của nguyên tử Mg tạo thành 2 ion Mg2+ và O2-. 2 ion liên kết với nhau tạo thành phân tử MgO

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

a) Tinh thể NaCl có cấu trúc là hình lập phương

b) Các ion Na+ và Cl- được xếp xen kẽ nhau

c) Xung quanh mỗi loại ion có 6 ion ngược dấu gần nhất.

Ví dụ: xung quanh ion Na+ có 6 ion Cl-

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 56)

Hướng dẫn giải

- Tinh thể ion là hợp chất ion

- Các ion liên kết với nhau nhờ lực hút tĩnh điện tạo thành hợp chất ion

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)