Bài 8: Tế bào nhân thực

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

+ Màng kép, màng trong gấp nếp hình răng lược làm tăng diện tích bề mặt

+ Màng trong chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP.

+ Bên trong hai lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

+ Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome, vậy nên tỉ thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:

- Giống nhau:

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.

+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.

+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.

- Khác nhau

Đặc điểm

so sánh

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào

Thường có hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào

Trơn nhẵn

Khoảng không gian giữa 2 màng

Rộng

Hẹp

Hệ enzyme

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng)

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate)

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo bằng cách chúng tự nhân đôi.

- Sở dĩ ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình vì trong chất nền của hai bào quan này chứa nhiều phân tử ADN nhỏ, dạng vòng và ribosome. Do có hệ vật chất di truyền riêng và có ribosome – nơi thực hiện quá trình tổng hợp protein nên ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình mà không phụ thuộc vào sự tổng hợp protein của tế bào.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Ti thể là bào quan diễn ra quá trình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. Do đó, tế bào nào hoạt động càng nhiều (có nhu cầu năng lượng cao) thì càng có nhiều ti thể. Từ đó, ta có:

a) Giữa tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào rễ cây có nhiều ti thể hơn bởi vì tế bào này hoạt động nhiều để thực hiện quá trình hút nước và khoáng cung cấp cho toàn bộ cơ thể thực vật.

b) Giữa tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày, tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất do chúng hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nên cần phải được cung cấp nhiều năng lượng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Cấu tạo màng tế bào: gồm lớp phospholipid và các loại protein

- Lớp kép phospholipid:

+ Các phân tử phospholipid giữ với nahu nhờ tương tác kị nước.

+ Cấu trúc lỏng lẻo, có thể di chuyển và thay đổi hình dạng khi cần.

+ Chứa các phân tử cholesterol (tế bào động vật) và sterol (tế bào thực vật) ở giữa

- Các protein màng: gồm các protein xuyên màng và protein bám màng

Chức năng của màng tế bào:

+ Ngăn cách mục tế bào chất với môi trường bên ngoào, bảo vệ tế bào trước các yếu tố bất lợi của môi trường

+ Kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào (tế bào có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định ra vào tế bào)

+ Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tin vào trong tế bào nhờ đó tế bào có thể đưa ra các đáp ứng thích nghi với điều kiện môi trường.

+ Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng của chúng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất khác nhau là: Cá sống ở vùng Nam Cực (khí hậu lạnh), chúng cần 1 lớp da dày để sống sót nên số lượng phân tử cholesterol sẽ nhiều hơn cá sống ở vùng nhiệt đới (nhiệt độ nóng ẩm). Do các phân tử cholesterol làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Thành tế bào của nấm được cấu tạo từ chitin còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo từ các phân tử cenllulose.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

- Bảo vệ các tế bào.

- Quy định hình dạng của các tế bào.

- Phân biệt vi khuẩn giữa 2 gram âm và dương.

(Trả lời bởi Ng Bảo Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Khái niệm chất nền ngoại bào: Các tế bào động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào.

- Cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào:

+ Cấu trúc chất nền ngoại bào: Được cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với các sợi collagen tạo nên một mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào, hệ thống ngày được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng là integrin.

+ Chức năng của chất nên ngoại bào: Điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Các loại mối nối và chức năng của từng loại mối nối:

- Mối nối kín: các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến cho các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào, giúp tế bào có thể chọn lọc được những chất cần thiết, tránh hấp thụ những chất có hại.

- Mối nối hở: giúp các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định. 

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)