Bài 8: Đường tròn

Bài 38 (Sách giáo khoa trang 91)

Hướng dẫn giải

Giải:

a) Xem hình bên

b) Đường tròn (C;2cm) đi qua O và A vì O và A cách C là 2cm.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 39 (Sách giáo khoa trang 92)

Hướng dẫn giải

Giải:

a) CA=2cm; DA= 3cm; CB= 2cm; DB= 2cm

b) Điểm I nằm giữa A và B nên

AI+ IB= AB= 4cm.

Mặt khác, IB= 2cm

Nên AI= 4 - 2 =2cm.

Vậy AI=IB(=2cm) suy ra I là trung điểm của AB.

c) Điểm I nằm giữa A và K nên

AI+ IK= AK,

Suy ra IK=AK-AI= 3-2 =1 cm.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài 41 (Sách giáo khoa trang 92)

Hướng dẫn giải

Giải:

Trên tia OM kể từ O ta đặt liên tiếp ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt bằng AB,BC,CA. Ta thấy điểm cuối trùng với M.

Vậy AB + BC + CA= OM.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài 42 (Sách giáo khoa trang 93)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn vẽ:

a) Trước hết vẽ đường tròn bán kính 1.2 cm rồi vẽ đường kình của đường tròn. Trên hai nửa mặt phẳng bờ đối nhau là đường kính vẽ hai nửa đường tròn có đường kính lần lượt là đoạn nối tâm tới một đầu của đường kính vừa vẽ. Sau cùng tô màu như hình vẽ.

b) Trước hết, vẽ hình vuông. Lấy giao điểm của hai đường chéo làm tâm vẽ 5 đường tròn có bán kính lần lượt bằng bán kính của 5 đường tròn đã cho.

c) Trước hết vẽ đường tròn ở chính giữa có bán kình R. Vẽ một đường tròn phụ trùng với tâm đường tròn vừa vẽ, bán kính 2 R. Trên đường tròn phụ, vẽ liên tiếp 6 dây, mỗi dây có độ dài 2R .Sau đó vẽ sáu đường tròn có tâm là mút của mỗi dây.

d) Vẽ đường tròn bán kính R bằng bán kình của đường tròn ở chính giữa. Vẽ liên tiếp sáu dây, mỗi dây dài R. Vẽ sáu nửa đường tròn ra phía ngoài của đường tròn vừa vẽ mỗi nửa đường tròn có đường kính là mỗi dây.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 35 (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)

Hướng dẫn giải

undefined

(Mk vẽ không chính xác được)

a) Vì (A) cắt (B) tại C và D nên :

- Điểm D nằm trên đường tròn tâm A \(\Rightarrow\) AD là bán kính của hình tròn tâm A nên AD = 2,5cm

- Điểm D nằm trên đường tròn tâm B \(\Rightarrow\) DB là bán kính của hình tròn tâm B nên DB = 1,5 cm

b) Vì đường tròn tâm B cắt AB tại I nên I nằm giữa 2 điểm AB (1)

Ta có : Điểm I nằm trên đường tròn tâm B nên IB = bán kính của hình tròn tâm B = 1,5 cm

\(\Rightarrow\) AI + IB = AB hay AI = AB - IB = 3 - 1,5 - 1,5 (cm) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\) Đường tròn tâm B cắt AB tại trung điểm I của AB

c) Vì đường tròn tâm A cắt AB tại K nên K nằm giữa 2 điểm AB

Ta có : Điểm K nằm trên đường tròn tâm A nên AK = bán kính của hình tròn tâm A = 2,5 cm

\(\Rightarrow\) KB + AK = AB hay KB = AB - AK = 3 - 2,5 = 0,5 (cm)

(Trả lời bởi Lê Tuấn Nghĩa)
Thảo luận (1)

Bài 36 (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)

Hướng dẫn giải

AB = MN

AB < CD < EG

(Trả lời bởi Vũ Hạ Linh)
Thảo luận (1)

Bài 37 (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)

Hướng dẫn giải

Muốn biết tổng độ dài các đoạn thẳng ở hình 16 trong 1 lần đo , ta dùng compa ''chuyển '' các đoạn thẳng AB ; CD; EG lên một đường thẳng sao cho mút C trùng mút B , mút E trùng mút D . Đo đoạn thẳng EG ta có :

AG = AB + CD + EG = 6 cm

Vậy tổng độ dài ba đoạn thẳng đó là 6 cm

(Trả lời bởi Mai Hà Chi)
Thảo luận (2)

Bài 38 (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)

Bài 39 (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)

Bài 8.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 93)