Bài 8. Cấu trúc của tế bào nhân thực

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Cấu tạo chính của tế bào nhân thực

- Màng sinh chất

- Tế bào chất

- Nhân

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

- Nếu màng sinh chất bị phá vỡ, các phần bên trong của tế bào sẽ không được bảo vệ và ngăn cách chúng với phần bên ngoài của tế bào. Điều đó đồng nghĩa với việc tế bào sẽ không tồn tại được.

- Chức năng của màng sinh chất: Màng sinh chất có chức năng bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào (ngoại bào); kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. Ngoài ra, màng sinh chất còn đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác, truyền tin giữa các tế bào.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Trong cấu trúc màng sinh chất, phân tử thuộc nhóm lipid là lớp phospholipid, cholosterol; phân tử thuộc nhóm protein là protein bám màng và protein xuyên màng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc vì: Màng sinh chất có khả năng kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào theo nhu cầu (cho phép những chất cần thiết đi vào tế bào và loại bỏ những sản phẩm trao đổi chất không sử dụng ra khỏi tế bào).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Phân tử phospholipid và các phân tử protein màng quyết định tính thấm của màng.

- Những chất có thể dễ dàng đi qua màng: Lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ, tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua dễ dàng. Các phân tử phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol,...ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid đảm bảo tính lỏng của màng. Tính chất này tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt của màng sinh chất.

- Vai trò của các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non: Vi lông là các phần bào tương đẩy màng tế bào lồi lên mặt tự do làm tăng diện tích bề mặt tế bào và tham gia nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, liên kết tế bào.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Chức năng chính của protein trên màng sinh chất vận chuyển các chất từ ngoài vào trong tế bào và ngược lại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Thành phần của màng sinh chất giúp các tế bào có thể trao đổi thông tin với nhau là carbohydate, các phân tử carbohydatr liên kết với phân tử protein với lipid tạo thành các phân tử glycoprotein và glycolipid có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào là: Proteoglycan, collagen.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Phân tử celulose là thành phần cấu tạo chính của thành tế bào thực vật. Ngoài ra, thành tế bào thực vật còn có một số loại polysaccharide khác như hemicellulose, pectin.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)