Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết những thay đổi nào đã xảy ra đối với các nhân vật và hậu quả của những thay đổi đó.
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết những thay đổi nào đã xảy ra đối với các nhân vật và hậu quả của những thay đổi đó.
Em hãy đọc câu chuyện và các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
ÔI, SAO TAY KÝ LẠI THẾ NÀY!
Mẹ tôi kể lại, mấy hôm tôi ốm nằm liệt giường, ngày nào Bằng cũng đến lấp ló ngoài cửa sổ. Nó đứng thu lu ở đấy một lúc rồi lặng lẽ quay về. Chắc Bằng buồn lắm.
Hôm nay thấy tôi ra ngõ chơi được, Bằng mừng quá. Nó vừa chạy đến chỗ tôi vừa gọi:
Ký ơi, ra sân đình đánh đáo với tớ đi.
Tôi chưa kịp nói gì thì Bằng đã ôm chầm lấy tôi. Nó cầm tay tôi định kéo đi. Bỗng nét mặt nó biến sắc.
Nó chằm chằm nhìn vào tôi, hốt hoảng thốt lên:
- Ôi, sao tay Ký lại thế này?
- Chẳng biết nữa. Tôi trả lời gọn mấy tiếng như vậy.
Bọn trẻ chơi quanh dó thấy lạ liền ùa đến. Đứa sờ, đứa mó, có đứa tinh nghịch giật tay tôi một cái rồi bỏ chạy kêu lên:
- A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què... Ký què.
Tôi chỉ còn biết đứng lặng nhìn xuống đôi tay buông thõng của mình, mặc cho hai dòng lệ ứa trào từ lúc nào. Thế là từ nay hai tiếng “thằng què” sẽ là cái biệt danh của tôi ư? Sao có chuyện kì lạ thế này nhỉ? Mới cách đây mấy ngày thôi, đôi tay của tôi vẫn còn nguyên vẹn kia mà!
(Nguyễn Ngọc Ký, 2022, Tôi đi học, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 11-12)
Trường hợp 1.
Bạn K có mẹ làm công nhân và bố làm kĩ sư. Trong khi làm việc, không may mẹ của bạn K bị tai nạn lao động phải nằm viện sáu tháng. Thời gian đầu, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Bố bạn K phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Bạn K phải thay bố mẹ quán xuyến công việc gia đình.
Trường hợp 2.
Lên cấp hai, bố bạn C làm ăn bị phá sản. Bạn C chia sẻ: “Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra. Trước kia, mình không bao giờ nghĩ đến việc bố bị phá sản, phải bán nhà. Đến khi có chuyện, mẹ và mình đã rất lo lắng".
- Theo em, có những thay đổi nào đã xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện và các trường hợp trên?
- Những thay đổi đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCó nhiều thay đổi đã xảy ra với các nhân vật trong câu truyện và các trường hợp trên:
- Trong câu chuyện: sau cơn bạo bệnh, Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt cả 2 tay.
- Trong trường hợp 1: mẹ bạn K bị tai nạn lao động; Bố bạn K phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ
- Trong trường hợp 2: bố bạn C làm ăn bị phá sản, phải bán nhà.
Những thay đổi trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các nhân vật:
- Trong câu chuyện: Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt cả 2 tay; mọi sinh hoạt trong đời sống thường nhật bị đảo lộn; bên cạnh đó, Ký còn bị bạn bè kì kì, chế giễu
- Trong trường hợp 1: sức khỏe của mẹ bạn K sụt giảm; thu nhập của gia đình cũng giảm sút (do mẹ nằm viện; bố phải nghỉ việc không lương để chăm sóc mẹ); bạn K phải thay mẹ quán xuyến công việc gia đình.
- Trong trường hợp 2: thu nhập của gia đình bạn C sụt giảm nghiêm trọng (do bố C làm ăn thua lỗ, bị phá sản, phải bán nhà); cả gia đình C đều rơi vào tâm trạng buồn bã, lo lắng.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi
- Anh B đã làm gì để thích ứng với sự thay đổi của bản thân?
- Để thích ứng với sự thay đổi, cần rèn luyện những kĩ năng nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiAnh B đã thích ứng với sự thay đổi của bản thân bằng cách:
- Chấp nhận thực tế rằng chân mình đã gãy và sẽ không thể chạy điền kinh được nữa
- Giữ bình tĩnh trong tình huống khẩn cấp khi bị tan nạn, tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đi đường và bạn thân
- Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tìm hiểu thông tin về việc chuyển ngành học và lựa chọn ngành học mới phù hợp với tình hình sức khỏe và khả năng của mình
Để thích ứng với sự thay đổi, cần rèn luyện những kĩ năng:
- Chấp nhận thực tế và đối diện với sự thay đổi một cách tích cực
- Quản lí cảm xúc
- Giải quyết vấn đề
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy quan sát các hình ảnh sau để tư vấn cách thích ứng với thay đổi phù hợp cho các nhân vật
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình 1: Ông nội bạn nữ ốm nặng, khả năng sẽ không qua khỏi
Để có thể thích ứng với thay đổi này, bạn cần:
- Chấp nhận thực tế rằng sức khỏe của ông đã yếu, chuẩn bị tâm lí cho trường hợp xấu nhất
- Nên chia sẻ cảm xúc này với người thân, bạn bè
- Ở bên cạnh và chăm sóc ông những tháng ngày còn lại
- Nhớ về những khoảnh khắc, những kỉ niệm đẹp đã trải qua cùng ông
Hình 2: Bạn nam lỡ làm mất tiền mà bố mẹ cho để mua máy tính
Để có thể thích ứng với thay đổi này, bạn cần:
- Nói chuyện trực tiếp với bố mẹ và xin lỗi về sự bất cẩn của mình
- Tùy vào điều kiện trực tiếp để đề xuất, nếu chưa thực sự cần thiết thì có thể mua máy tính vào thời điểm khác
- Có thể nhờ bố mẹ trực tiếp mua giúp máy tính thay vì đưa tiền cho mình trong lần sau
- Rút kinh nghiệm để không lặp lại lỗi này
(Trả lời bởi datcoder)
Em đồng tình hay không đồng tình với cách thích ứng với sự thay đổi nào dưới đây? Vì sao?
a) Bạn M luôn nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi bố hoặc mẹ bị ốm nặng
b) Bạn A thích đọc sách về các danh nhân để tìm hiểu và học hỏi từ họ, nhất là cách họ đối diện với thất bại
c) Bạn Y hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực khi đối diện với khó khăn
d) Bạn B luôn tự mình giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Không đồng tình. Vì khi có biến cố xảy ra, bản thân cần chủ động giải quyết trước khi tìm đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè
b. Đồng tình. Vì việc học hỏi từ kinh nghiệm của các danh nhân là một cách thông minh để trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đối phó với sự thay đổi và khó khăn trong cuộc sống
c. Không đồng tình. Vì suy nghĩ tiêu cực không đem lại lợi ích gì mà chỉ làm gia tăng sự căng thẳng và khó khăn trong quá trình thích ứng và thay đổi
d. Không đồng tình. Vì trong quá trình giải quyết các biến cố, chúng ta nên tham khảo và chia sẻ với người thân, bạn bè, thầy cô hoặc người có chuyên môn để có được cách giải quyết phù hợp nhất
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xây dựng bài thuyết trình về sự thích ứng và ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình ảnh mà chúng ta quan sát được là một dòng nước chảy qua những tảng đá, uốn lượn và xuyên qua mọi chướng ngại để tiếp tục hành trình của mình. Dòng nước không chỉ mềm mại mà còn mạnh mẽ, linh hoạt và uyển chuyển.
Sức mạnh của nước nằm ở khả năng linh hoạt và uyển chuyển tùy theo hoàn cảnh. Nước có thể len lỏi, xuyên qua mọi thác ghềnh, vật cản để hòa mình vào biển cả. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự thích ứng với mọi thay đổi và thử thách trong cuộc sống.
Giống như nước có thể thay đổi hình dạng để vượt qua mọi chướng ngại, con người cần linh hoạt và sáng tạo để tìm ra các giải pháp cho những vấn đề mà họ gặp phải. Nước không bao giờ dừng lại trước chướng ngại. Tương tự, con người cần kiên trì, không nản lòng trước khó khăn, luôn tiến về phía trước. Nước có thể hoà mình vào mọi hình thái, từ dòng suối nhỏ đến biển cả bao la. Con người cũng cần khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường và những thay đổi xung quanh.
Sự thay đổi trong môi trường học tập và công việc là không thể tránh khỏi. Việc thích ứng với những phương pháp học mới, những yêu cầu công việc mới giúp chúng ta phát triển và thành công hơn. Khả năng thích ứng giúp chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, thông qua việc hiểu và tôn trọng những khác biệt, linh hoạt trong giao tiếp và ứng xử. Sự thay đổi luôn diễn ra, từ những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày đến những thay đổi lớn về môi trường sống. Thích ứng giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
Sự thích ứng không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta sống hạnh phúc và thành công. Hãy học hỏi từ sức mạnh của nước - mềm mại nhưng mạnh mẽ, linh hoạt nhưng kiên định - để vượt qua mọi thử thách và vươn tới thành công.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các tình huống sau và đề xuất cách thích ứng với sự thay đổi một cách phù hợp, hiệu quả
Tình huống 1.
Ngày cuối tuần, bạn N sang nhà bạn C chơi. Trong lúc cả hai đang chơi cờ vua thì có tiếng gọi thất thanh từ một người hàng xóm: “N đâu, về mau, nhà cháu cháy hết rồi kìa”. Vừa nghe xong, bạn N hốt hoảng, bật khóc tức tưởi và luống cuống không biết phải làm gì.
Tình huống 2.
Sau lần bị bỏng nước sôi, một phần ba khuôn mặt của bạn B bị sẹo. Bạn B rất buồn, tự ti, bế tắc và luôn tìm cách tránh mặt mọi người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống 1. Trong tình huống này, bạn N cần:
+ Giữ bình tĩnh.
+ Liên hệ tới số điện thoại đường dây nóng để tìm kiếm sự trợ giúp của lực lượng cứu hỏa/ cứu hộ, cứu nạn (số 114 hoặc 112); đồng thời, trong lúc chờ đợi lực lượng chức năng; bạn N cần nhờ cậy sự giúp đỡ của hàng xóm và mọi người xung quanh để cùng ứng phó với tình trạng hỏa hoạn.
+ Đảm bảo an toàn cho bản thân.
+ Liên hệ với người thân (bố mẹ,…) để thông báo tình hình.
- Tình huống 2. Việc bị bỏng nước sôi có thể gây ra sự tổn thương về thể chất và tinh thần đối với ai đó. Để giúp bạn B thích ứng và vượt qua tình trạng này, dưới đây là một số gợi ý:
+ Chấp nhận và học cách yêu thương bản thân mình.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, nhằm giúp bản thân làm chủ cảm xúc, tăng cường tự tin và khích lệ tinh thần.
+ Trao đổi, tâm sự, chia sẻ cảm xúc của bản thân với người thân và bạn bè có thể giúp giảm bớt cảm giác cô đơn và cảm thấy được ủng hộ.
+ Bạn B có thể tìm cách cải thiện tình trạng da thông qua việc: sử dụng các loại dược – mĩ phẩm phù hợp (theo sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ)
+ Thử tham gia vào các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga, thiền, đi dạo,…. Các hoạt động này có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và giảm bớt đau đớn.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy sưu tầm một câu chuyện hoặc một trường hợp chưa thích ứng với sự thay đổi để xây dựng kịch bản và đề xuất cách giải quyết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống. Bạn T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.
- Cách ứng xử: Để vượt qua nỗi buồn, bạn T có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Chấp nhận sự thật về sự ra đi của bà nội.
+ Không nên trốn một mình trong phòng mà nên chia sẻ, tâm sự cùng người thân, bạn bè. Hoặc T có thể bộc lộ tình cảm của mình với bà nội thông qua các hoạt động như: vẽ tranh, viết nhật kí, sáng tác thơ, truyện ngắn,…
+ Hãy nhớ về những khoảnh khắc đẹp mà T đã trải qua cùng bà nội. Giữ lấy những kỷ niệm ấy sẽ giúp bạn cảm thấy gần gũi và an ủi hơn.
+ Thử tham gia vào các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga, thiền, đi dạo,…. Các hoạt động này có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và giảm bớt đau đớn.
(Trả lời bởi datcoder)