Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ:mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

 

- Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh diều - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân bùng nổ:

-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than

-Nhân dân Đàng Trong  phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.

=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.

-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Cánh diều - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Thắng lợi tiêu biểu:

-1773-1774: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát Bình thuận đến Quảng Nam.

-1777: Lật đổ được chính quyền nhà Nguyễn ở đàng trong

-1786: Lật đổ được chính quyền chúa Trịnh ở đàng Ngoài. Sau đó giao chính quyền đàng Ngoài cho nhà Lê

-1787: Đàng ngoài rối loạn dưới sự lãnh đạo của nhà Lê

-1788: Chính quyền nhà Lê ở đàng Ngoài sụp đổ. Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh diều - Trang 33)

Hướng dẫn giải

thắng lợi Rạch Gầm-Xoài Mút(1785): Đập tan 5 vạn quân xiêm

thắng lợi Ngọc Hồi-Đống Đa(1789): Đánh tan 29 vạn quân Thanh trong ngày mùng 5 tết

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh diều - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong quá trình đánh bại quân Xiêm (1785):

+ Lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng trận địa quyết chiến với quân địch.

+ Sử dụng kế nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

+ Kết hợp tác chiến giữa lực lượng thủy binh và bộ binh để chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Thanh (1789):

+ Tạm thời lui binh để tránh thế mạnh của giặc và bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ quân địch gặp khó khăn để tổng phản công.

+ Tận dụng địa hình hiểm trở để xây dựng phòng tuyến thủy - bộ ở Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình), tạo thành phòng tuyến liên hoàn vừa chặn bước tiến của giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

#Tham_khảo

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

 Nguyên nhân thắng lợi:

+ Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

+ Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

#Tham_khảo

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải
Thời gianTên thắng lợiÝ nghĩa
1777Lật đổ được chính quyền nhà Nguyễn ở Đàng Trong 
1786Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Sau đó giao chính quyền lại cho nhà Lê quản lý 
1788Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần 2, lần này lật đổ luôn chính quyền nhà Lê do nhà Lê không thể ổn định được tình hình đất nướcVới chiến thắng này, đất nước chính thức được thống nhất và xóa bỏ tình trạng bị chia cắt trong hơn 200 năm
1785Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút đập tan 5 vạn quân Xiêm 
1789Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa đập tan 29 vạn quân ThanhVới hai chiến thắng quân ngoại xâm này, đất nước giữ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

 

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

#Tham_khảo

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (3)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

 Tham khảo: một số địa phương có đường phố, trường học được đặt tên các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn là:

- Thành phố Hà Nội:

+ Đường Quang Trung, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ,… (ở quận Hà Đông).

+ Trường THCS Quang Trung (ở quận Đống Đa).

+ Đường Quang Trung (ở quận Hoàn Kiếm).

+ …

- Tỉnh Bình Định:

+ Bảo tàng Quang Trung (ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

+ Đường Nguyễn Nhạc; đường Nguyễn Huệ; đường Nguyễn Lữ; đường Bùi Thị Xuân;... (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)

+ Trường THCS Quang Trung (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

+ …

Ý nghĩa: Việc đặt tên như vậy là để vinh danh, ghi nhớ công ơn với người có công, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn",…

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (3)