Bài 6. Tinh bột và cellulose

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 29)

Hướng dẫn giải

 

Tinh bột

Cellulose

Đơn vị cấu tạo

\(\alpha \)-glucose

\(\beta \)-glucose

Liên kết giữa các đơn vị

\(\alpha \)-1,4-glycoside (amylose) hoặc \(\alpha \)-1,4-glycoside và \(\alpha \)-1,6-glycoside (amylopectin).

\(\beta \)-1,4-glycoside

Hình dạng phân tử

Chuỗi xoắn (amylose) hoặc chuỗi nhánh (amylopectin).

Chuỗi không nhánh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1: Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 29)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng

Giải thích

Thêm từ từ NaHCO3 vào ống nghiệm, bọt khí xuất hiện, sau đó bọt khí ngừng xuất hiện.

- Khi cho acid vào hồ tinh bột, đun nóng, phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra

- Thêm NaHCO3 vào ống nghiệm, bọt khí CO2 xuất hiện:

\({\rm{NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{NaCl}} + {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

- Bọt khí ngừng xuất hiện vì hydrochloric acid hết.

Cho dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ thì kết tủa tan, tạo dung dịch xanh lam.

Phản ứng thủy phân tinh bột tạo sản phẩm là glucose. Glucose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

\(2{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{11}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Sau đó đặt ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh chứa nước nóng, xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

Glucose tiếp tục phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng, tạo kết tủa Cu2O mà đỏ gạch.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2: Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 29)

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng: Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột, lắc đều, dung dịch nhuốm màu xanh tím.

- Nhận xét: Tinh bột hấp phụ iodine tạo màu xanh tím đặc trưng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động: Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng

Giải thích

Cho bông vào cốc thủy tính đựng dung dịch acid, đặt cốc thuỷ tinh vào cốc nước nóng và khuấy, bông tan hết.

Thành phần chính của bông là cellulose, dưới tác dụng của acid, cellulose tan khi bị thủy phân.

Thêm NaHCO3, xuất hiện bọt khí. Tiếp tục thêm NaHCObọt khí không còn xuất hiện.

NaHCO3 phản ứng với H2SO4, xuất hiện bọt khí là CO2. Tiếp tục thêm NaHCO3, H2SO4 hết, bọt khí không còn xuất hiện.

\({\rm{2NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{N}}{{\rm{a}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow  + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Cho dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ thì kết tủa tan, tạo dung dịch xanh lam.

Phản ứng thủy phân cellulose tạo sản phẩm là glucose. Glucose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

\(2{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{11}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Đun nóng ống nghiệm, xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

Glucose tiếp tục phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng, tạo kết tủa Cu2O mà đỏ gạch.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30)

Hướng dẫn giải

Dưới tác dụng của enzyme, tinh bột và cellulose bị thủy phân đều tạo glucose. Glucose tiếp tục bị lên men tạo ethanol. Do đó tinh bột và cellulose đều có thể dùng để sản xuất ethanol.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1: Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 31)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng

Giải thích

Khi đun nóng hỗn hợp trong cốc thủy tinh, bông chuyển thành màu vàng

Khi đun nóng cellulose phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, thu được cellulose nitrate có màu vàng.

 

Sau khi rửa sạch, làm khô sản phẩm và đem đi đốt, sản phẩm cháy nhanh, không khói, không tàn.

Cellulose nitrate dễ cháy, khi đốt không để lại khói và tàn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2: Thí nghiệm (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 31)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng

Giải thích

Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

Kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2.

\({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow  + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)

Thêm khoảng dung dịch NH3 đặc vào kết tủa, kết tủa tan thu được nước Schweizer.

Kết tủa Cu(OH)2 tan vì tạo phức với NH3.

\({\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} + 4{\rm{N}}{{\rm{H}}_3} \to [{\rm{Cu(N}}{{\rm{H}}_3}{{\rm{)}}_4}{\rm{](OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)

Thêm một lượng nhỏ bông vào nước Schweizer và khuấy đều, bông tan.

Cellulose phản ứng với nước Schweizer tạo phức màu xanh lam.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)