Bài 6. Chọn giống vật nuôi

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

năng suất tốt, đẹp, dễ nuôi

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Chọn giống vật nuôi là xác định và chọn những con vật nuôi có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Chọn giống gà: lông bông, nhanh nhẹn, to khỏe, mắt sáng, chân khép kín, lông mượt có màu đặc trưng của giống, loại bỏ những con vẹo mỏ, khoèo chân, hỏng mắt, bụng sệ, lông bết.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Vai trò của việc chọn giống vật nuôi là quan trọng để đạt được các mục tiêu nuôi trồng như tăng trưởng nhanh, năng suất cao, sức khỏe tốt và khả năng thích nghi với môi trường nuôi.

(Trả lời bởi HaNa)
Thảo luận (2)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Lựa chọn giống lợn có năng suất cao: Để đảm bảo năng suất cao, cần chọn giống lợn có khả năng sinh sản tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống bệnh và thích ứng với môi trường nuôi.
- Áp dụng phương pháp nuôi chuồng trại công nghệ cao: Sử dụng công nghệ nuôi chuồng trại hiện đại và tiên tiến để tạo ra môi trường nuôi tốt cho lợn. Điều kiện nuôi tốt sẽ giúp lợn phát triển tốt hơn và đạt được năng suất cao. Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh tốt:
- Chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị bệnh cho lợn đầy đủ, đúng cách và kịp thời để đảm bảo sức khỏe của lợn. Nếu lợn được chăm sóc và dinh dưỡng tốt sẽ phát triển nhanh hơn và đạt được năng suất cao hơn.
 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Ngoại hình của một vật nuôi là đặc điểm (tính trạng) bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Hình dáng thân (hình chữ nhật, hình vuông, hình quả lê,...)
- Dáng vẻ
- Màu sắc bộ lông
-  Màu sắc da thân, da chân
- Hình dáng tai
- Kiểu và màu sắc mào 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....
Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.
Gà hướng trứng: đuôi gà khá dài, thân hình nhỏ gọn, hơi đẹp mảnh và dáng thon hơn gà hướng thịt
Gà hướng thịt: đuôi gà ngắn hơn và cong lên, thân gà hướng thịt lớn hơn và có vòng eo to hơn so với gà hướng trứng
 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Gà đẻ trứng: Chọn những con gà có thân hình vừa phải, chân ngắn, và đầu nhỏ. Chúng nên có một bầu ngực to và sẵn sàng đẻ trứng đều đặn. Ngoài ra, ta cũng nên chọn những con gà có màu sắc tương phản giữa lông và da, có màu sáp đỏ hoặc hồng trên mặt và chân.
Lợn đẻ con: Chọn những con lợn có thân hình to và đầu nhỏ. Những con lợn này cần có vú lớn và đẻ con đều đặn. Ngoài ra, ta nên chọn những con lợn có màu sắc đen hoặc trắng và có da bóng.
Bò lấy sữa: Chọn những con bò có thân hình to, đầu nhỏ và đôi tai lớn. Những con bò này nên có bầu vú to và sữa sản xuất nhiều. Ngoài ra, ta cũng nên chọn những con bò có lông mượt mà và màu sắc đậm

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.1 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ, nắn
- Dùng thước để do một số chiều đo nhất định.
 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)