Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu các giải pháp bảo vệ môi trường ở nước ta.
Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu các giải pháp bảo vệ môi trường ở nước ta.
Nêu một sô giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất ở nước ta:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy: Trình bày sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta
Các biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng. Trong đó, một số biểu hiện chủ yếu là xói mòn đất, hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phi và ô nhiễm đất.
- Quá trình xói mòn đất diễn ra chủ yếu ở miền núi, diện tích đất trống, đồi núi trọc, hoang hoá do xói mòn đất ở nước ta đã giảm nhưng vẫn còn lớn. Quá trình hoang mạc hoa xảy ra chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Quá trình phèn hoa, mặn hoá diễn ra chủ yếu ở các đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.... Độ phì của đất cũng đang suy giảm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các vùng chuyên canh nông nghiệp.
- Tình trạng ô nhiễm đất xảy ra ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, kinh tế - xã hội phát triển, các vùng chuyên canh, các làng nghề,...
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Ô nhiễm không khí
- Là sự biến đổi tỉnh chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sinh vật.
- Ở nước ta, tỉnh trạng ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..... các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn.
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta là:
+ Hoạt động giao thông vận tải là một trong các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với không khí ở nước ta, đặc biệt là ở các đô thị và các tuyến đường giao thông lớn.
+ Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở nước ta. Các hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, hoá chất bay hơi.....
+ Các nguyên nhân khác như hoạt động xây dựng (diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn, các khu dân cư); hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, đốt rơm rạ, thuốc bảo vệ thực vật....), hoạt động làng nghề.....
* Ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước là hiện tượng nguồn nước trong tự nhiên (nước mất và nước ngắm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và tính chất theo chiều hướng xấu, có chứa các chất độc hại với hàm lượng cao, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người và sinh vật.
- Ô nhiễm nước là mối đe doạ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là thách thức đối với an ninh tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay.
+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước thường diễn ra cục bộ ở nhiều nơi trên các lưu vực sông của cả nước, nhưng tập trung ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu.
+ Theo không gian, mức độ ô nhiễm phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn gây ô nhiễm và thường tăng lên ở các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,...
+ Trong năm, mức độ ô nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa cạn.
- Tình trạng ô nhiễm nước ở nước ta do cả các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân giản tiếp, trong đó chủ yếu là:
+ Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt, đặc biệt là từ các thành phố, các trung tâm công nghiệp.... là những nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Trình trạng khai thác quả mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn.... đã góp phần làm gia tăng nồng ông độ các chất gây ô nhiễm trong nước.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy: Giải thích tại sao tài nguyên đất ở nước ta lại suy giảm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Nguyên nhân
- Các biện pháp canh tác đất không hợp lí, đặc biệt là trên các vùng đất dốc có thể làm cho đất bị xói mòn, suy giảm độ phí...
- Sự suy giảm của tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu cùng với sự bất thường của thiên tai làm gia tăng lương đất mất do xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, hoang mạc hoá...
- Chất thải từ các ngành công nghiệp, các làng nghề, sinh hoạt, việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không hợp lí,... có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phỉ của đất...
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy: Giải thích tại sao tại nguyên sinh vật ở nước ta lại suy giảm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Nguyên nhân
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân làm suy giảm mạnh tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng.
- Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm cho các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh khác.
- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chảy rừng, hậu quả của chiến tranh,... làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng, biển đổi các hệ sinh thái tự nhiên và suy giảm tính đa dạng sinh học.....
- Ngoài ra, còn các nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm tài nguyên sinh vật như: sự gia tăng dân số, tỉnh trạng di dân, sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn,...., các hạn chế và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh vật,....
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Cần có những giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiải pháp:
* Sử dụng hợp lí tài nguyên
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.
* Bảo vệ môi trường:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
- Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng kĩ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, chú trọng hợp tác với các quốc gia láng giềng về các vấn đề môi trường; hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta một số loại tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên sinh vật: Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ; chuyển đổi phương thức sử dụng đất; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chảy rừng, hậu quả của chiến tranh,...
* Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên đất: Các biện pháp canh tác đất không hợp lí, sự suy giảm của tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu, chất thải từ các ngành công nghiệp, các làng nghề, sinh hoạt, việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không hợp lí
* Ô nhiễm không khí: Hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt dộng nông nghiệp, hoạt động làng nghề.
* Ô nhiễm nước: Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt; trình trạng khai thác quả mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn....
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy: Trình bày sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta
Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta thể hiện rõ qua sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, đa dạng sinh học.
- Về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên:
+ Năm 1943, rừng tự nhiên chiếm 100% tổng diện tích rừng của nước ta, trong đó có khoảng 70% là rừng giàu.
+ Đến 2021, tổng diện tích rừng có xu hướng tăng lên nhờ mở rộng trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng chất lượng rừng chưa phục hồi lại so với trước đây.
+ Rừng tự nhiên phần lớn là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Phần lớn diện tích rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên là rừng nghèo, mới phục hồi nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.
- Về đa dạng sinh học:
+ Nước ta có mức độ đa dạng sinh học cao, thể hiện ở số lượng loài, nguồn gen quý hiếm và các kiểu hệ sinh thái nhưng đang bị suy giảm do tác động của con người.
+ Số lượng cá thể của nhiều loài và số lượng loài sinh vật bị giảm sút rõ rệt, số loài bị đe doạ tăng lên, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (năm 2021 có hơn 800 loài). Các nguồn gen quý hiếm bị mất dần và rất khó có thể phục hồi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)