Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Khởi động (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 32)

Hướng dẫn giải

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xia.
+ Phi-lip-pin chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
+ Miến Điện và Mã Lai bị thực dân Anh thôn tính.
+ Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp.

=> Như vậy, đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của đế quốc phương tây.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

* Hoàn cảnh:

- Giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doa của thực dân phương Tây, nhất là thực dân Anh và Pháp trong cuộc chạy đua về thuộc địa để tìm kiếm nguyên nhiên liệu, lao động và thị trường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nội dung:

- Về kinh tế: nhà nước giảm thuế nông nghiệp, xoá bỏ chế độ lao dịch, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng,... Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.

- Về chính trị: đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Về xã hội: nhà nước xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

- Về văn hoá, giáo dục: mở các trường học theo mô hình phương Tây.

- Về ngoại giao: Xiêm thực hiện ngoại giao mềm dẻo, từng bước xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa thực dân Anh và Pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Trong nước, cuộc cải cách đã mở ra một giai đoạn phát triển toàn diện mới cho xã hội Xiêm. Thành công quan trọng nhất là Xiêm đã xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng sức lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Xiêm chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Các nước Đông Nam  Á bị thực dân phương Tây xâm lược
Thực dân AnhMiến Điện, Ấn Độ, Mã Lai
Thực dân PhápViệt Nam, Lào, Cam-pu-chia, 
Thực dân Bồ Đào NhaIn-đô-nê-xi-a
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công, vì:

- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)

+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.

+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.

- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.

+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.

=> Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)