Bài 5. Các nguyên tố hoá học và nước

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- Màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất là phospholipid, carbohydrate, protein.

- Các hợp chất trên được tạo ra từ các nguyên tố hóa học như C, H, O, N, P và 1 số nguyên tố khác như S.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể còn các nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể). Dựa vào đó, ta có thể phân loại các nguyên tố trong hình 5.2:

+ C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% nên thuộc nhóm các nguyên tố đại lượng.

+ Zn, Fe, Cu, I chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% nên thuộc nhóm các nguyên tố vi lượng.

- Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là 96,2%. Tỉ lệ này cho thấy C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

• Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng:

- Thiếu Ca ở người sẽ gây loãng xương, chuột rút, thường xuyên đau ở bắp đùi, nách hoặc cánh tay,… → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Có thể bổ sung Ca thông qua thức ăn (các loại hạt, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh,…), các thực phẩm chức năng giàu Ca.

- Thiếu Mg ở thực vật làm cho lá xuất hiện các đốm vàng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô, chậm quá trình ra hoa,… → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Có thể bổ sung sự thiếu hụt Mg nhờ phân bón.

• Một số bệnh do thiếu nguyên tố vi lượng:

- Thiếu I gây bệnh bướu cổ ở người → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Bổ sung thực phẩm có iod như cá biển, nước mắm.

- Thiếu Fe gây xanh xao, thiếu máu ở người → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Bổ sung Fe bằng cách tăng cường các loại thịt đỏ, rau xanh đậm trong khẩu phần ăn của người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

• Để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khẩu phần ăn cần lưu ý:

- Cần cung cấp đủ lượng thức ăn tùy theo lứa tuổi, thể trạng, hình thức lao động,…

- Cần ăn đa dạng các loại thức ăn, trong đó cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp.

 

• Giải thích: Cơ thể cần rất nhiều các loại nguyên tố dinh dưỡng khác nhau để có thể sinh trưởng, phát triển bình thường; thiếu bất kì nguyên tố dinh dưỡng nào cũng có thể gây ra các bệnh tật ở người. Mà nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cơ thể được lấy từ thức ăn nhưng không có bất kì một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ lượng, đủ loại tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi vậy, cần ăn đủ lượng và đa dạng các loại thức ăn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Carbon tham gia cấu tạo hợp chất  trong các hợp chất sau đây: 

- Carbohydrate

- Protein 

- Lipid

- Nucleic acid

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Các loại liên kết mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên các liên kết cộng hóa trị loại liên kết đơn hoặc liên kết đôi.

- Các loại mạch mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên nhiều loại mạch như loại mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.

- Vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào:

+ Carbon có bốn electron tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố carbon khác và các nguyên tố như O, N, P,… tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

+ Nhờ liên kết khác nhau, carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Dựa vào sự tồn tại của nước hay dấu hiệu sự tồn tại của nó.Bởi nếu có nước thì sẽ có sự sống.

(Trả lời bởi Pham Minh Tue)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Nước được cấu tạo bởi 3 nguyên tử: 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.

Liên kết \(O-H\) là liên kết cộng hoá trị có cực. Liên kết giữa các phân tử nước với nhau là liên kết hydrogen.

(Trả lời bởi Phước Lộc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Các thể của nước: Rắn, lỏng, khí.

Khi nước bay hơi, liên kết hydrogen trong các phân tử nước bị đứt hoàn toàn. Còn các liên kết cộng hoá trị (covalent) thì không thay đổi.

(Trả lời bởi Phước Lộc)
Thảo luận (1)