Bài 40. Lực là gì?

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 144)

Hướng dẫn giải

+ Hình a: Lực hút của nam châm tác dụng lên ghim sắt.

+ Hình b: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả bóng.

+ Hình c: Lực đẩy của gió tác dụng lên cánh buồm.

+ Hình d: Lực đẩy của mặt vợt tác dụng lên quả bóng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

a) Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng (1) bắt đầu chuyển động.

b) Bóng đang lăn trên sân, lực cản của cỏ trên sân làm bóng (2) chuyển động chậm dần.

c) Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng (3) đổi hướng chuyển động.

d) Bóng bay vào trước khung thành, bị thủ môn bắt dính. Lực của thủ môn làm bóng (4) dừng lại.

e) Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng (5) chuyển động nhanh dần.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Lực làm đổi hướng chuyển động:

+ Đàn chim nhạn đang bay sang phải, đột nhiên đổi hướng sang bên trái do lực của cánh chim thay đổi hướng.

+ Khi đập mạnh quả bóng vào bức tường, quả bóng bật ngược trở lại do lực của bức tường cản trở đường bay quả bóng.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

a) Lực nén do tay ta tác dụng vào lò xo, đã làm lò xo bị co lại. Lò xo đã bị thay đổi hình dạng.

b) Lực kéo do tay ta tác dụng vào dây cao su, đã làm dây cao su bị giãn ra. Dây cao su đã bị thay đổi hình dạng.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

– Kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng.

– Ngồi lên đệm cao su làm đệm bị biến dạng.

– Dùng tay ép chặt quả bóng cao su khiến cho quả bóng bị nõm xuống.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

- Ví dụ:

+ Cầu thủ đá vào quả bóng đứng yên làm quả bóng biến dạng đồng thời quả bóng biến đổi chuyển động

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 146)

Hướng dẫn giải

- Lực tiếp xúc: Hình c và d.

Vì quả quả bóng phải tiếp xúc với mặt vợt thì mặt vợt mới sinh ra lực đẩy đẩy quả bóng bay ngược trở lại.

- Lực không tiếp xúc: Hình a, b

Vì: 

+ Lực hút của nam châm hình a: không tiếp xúc với vật mà vẫn làm ghim sắt chuyển động. 

+ Lực hút của Trái Đất hình b: không tiếp xúc với vật mà vẫn làm quả bóng rơi xuống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 146)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về lực tiếp xúc:

+ Tay ta tác dụng một lực đẩy vào cánh cửa, tay ta và cánh cửa tiếp xúc với nhau.

- Ví dụ về lực không tiếp xúc:

+ Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (Ý 1) (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 146)

Hướng dẫn giải

Vì xe đặt quá xa lò xo nên khi thả chốt, lò xo bung ra nhưng không chạm đến xe, không có lực tác dụng vào xe nên xe không chuyển động được.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (Ý 2) (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 146)

Hướng dẫn giải

 Phải đặt xe ở trong khoảng OB để lò xo bung ra phải chạm vào xe và khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động. Vì lò xo tác dụng lực lên xe làm xe chuyển động (lực tiếp xúc).

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)