Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em theo gợi ý:
Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em theo gợi ý:
Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin: trông “lém lỉnh” hẳn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đôi mắt của Út Tin: hệt như có hàng trăm vì sao đang cười.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má vì mai Út Tin là học sinh lớp Hai rồi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai là:
+ Em cao lớn hơn,
+ Biết tự giác giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
+ Biết tự giác học tập hơn mà không để mẹ phải nhắc
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
a) Nhìn-viết: Ngày hôm qua đâu rồi? (2 khổ thơ cuối)
b) Tìm chữ cái thích hợp với (*). Học thuộc tên chữ cái trong bảng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Tìm các từ ngữ:
a) Có tiếng "sách". Mẫu: sách vở.
b) Có tiếng "học". Mẫu: học bài.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Có tiếng "sách".
Ví dụ: sách vở, quyển sách, cặp sách, sách giáo khoa,...
b) Có tiếng "học".
Ví dụ: học bài, đi học, học hành, chăm học, học hỏi,...
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đặt 1-2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ:
- Em soạn sách vở đầy đủ trước khi đến lớp.
- Mai rất chăm chỉ học hành.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Kể chuyện.
a) Nghe kể chuyện
b) Kể lại từng đoạn của câu truyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tranh 1:
Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.
- Tranh 2:
Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.
- Tranh 3:
Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo cậu hãy nắn thẳng chiếc sừng này.
Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.
- Tranh 4:
Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
a) Đọc lại thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh và Trả lời: câu hỏi:
+ Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho những buổi nào trong ngày?
+ Mỗi cột trong thời gian biểu viết những nội dung gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho: buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Mỗi cột trong thời gian biểu viết những nội dung: thời gian, công việc
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)