Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Diễn ra phong trào Cải cách tôn giáo vì:

+ Thời kì trung đại giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tự tưởng chính thống. Tư tưởng này chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.

+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hoá, khoa học.

+ Giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

=> Do đó, giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

- Nội dung của các cuộc Cải cách tôn giáo:

+ Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

- Tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).

 + Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”).

(Trả lời bởi Nhật Văn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:

- Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học.

- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.

=> Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

* Nội dung cuộc Cải cách tôn giáo:

- Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái. 

- Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ)

- Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh)

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến.

 * Tác động của cuộc Cải cách tôn giáo:

- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

- Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo. 

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

loading...

Đây là chân dung 2 người đã có công trong việc cải cách tôn giáo 

(Trả lời bởi minh :))))
Thảo luận (1)