Bài 4. Hình thang cân

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 105)

Hướng dẫn giải

a) Gấp miếng bìa có dạng hình chữ nhật ABCD sao cho đỉnh A trùng với đỉnh B; đỉnh D trùng với đỉnh C (xem Hình 30a).

Ta nhận được miếng bìa EADG Ở Hình 30b.

b) Cắt đi miếng bìa hình tam giác ADH từ miếng bìa EADG (xem Hình 30c).

c) Trải miếng bìa còn lại để nhận được miếng bìa có dạng hình thang KHDI (xem Hình 30d).

d) Vẽ đường viền xung quanh miếng bìa KHDI để nhận được hình thang KHDI. Hình thang đó gọi là hình thang cân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 105)

Hướng dẫn giải

a) Hai cạnh đáy AB và CD song song với nhau

b) Các cạnh AD và BC bằng nhau, đường chéo AC và BD bằng nhau

c) Góc DAB = CBA, góc ADC = góc BCD

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

Đáy RS là 10-6=4 (cm)

Độ dài 1 cạnh bên là: 10:2=5 (cm)

Chu vi của hình thang cân PQRS là:

10 + 4 + 5 x 2 = 24 (cm)

Đáp số: 24 cm

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

a)Dùng kéo cắt phần đỉnh theo hình nét đứt như sau:

Khi đó ta được hình thang cân:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

Độ dài đáy CD là: 4 x 2 = 8 cm

Diện tích hình thang cân ABCD là: (4+8)x3:2 = 18 cm2

(Trả lời bởi Đỗ Thanh Hải)
Thảo luận (3)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

Tổng độ dài của các đoạn ống trúc dùng làm một chiếc chụp đèn là:

(20 + 12 + 30 x 2 ) x 4 = 368 cm

Đáp số: 368 cm

(Trả lời bởi Đỗ Thanh Hải)
Thảo luận (3)