Bài 4: Em biết vượt qua khó khăn

Khởi động (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Một số cách mà em thực hiện để vượt qua khó khăn:

+ Không bao giờ bỏ cuộc khi gặp khó khăn

+ Dám đối mặt và giải quyết những vấn đề đang xảy ra

+ Luôn cố gắng phấn đấu tiến về phía trước

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

a)

- Hình 1: Bạn nam đã vượt qua khó khăn bằng cách cố gắng chăm chỉ làm việc để kiếm thêm thu nhập hộ gia đình vào kì nghỉ hè

- Hình 2: Bạn nữ đã vượt qua được việc hỏng xe giữa đường khi nhờ bạn đi cùng đường sửa giúp

- Hình 3: Bạn nữ khi không thể sử dụng chiếc cuốc của mình do bị gãy thì bạn đã chọn cách khác đó là cùng tham gia trồng cây với các bạn

- Hình 4: Bạn nam cảm thấy buồn ngủ khi đang học bài và bạn chọn cách sẽ đi rửa mặt để vượt qua cơn buồn ngủ đó.

b.

- Những khó khăn trong học tập và cuộc sống của em là:

+ Chưa tìm ra phương pháp học hiệu quả.

+ Khó hòa đồng với các bạn.

+ Khó kiểm soát cảm xúc khi xảy ra sự cố.

+ Trí nhớ kém.

+ Thường gặp vấn đề về sức khỏe.

+ Khó cân bằng thời gian cho việc học và sinh hoạt hàng ngày.

- Cách vượt qua khó khăn:

+ Xác định được khó khăn mình đang gặp phải: hiểu rõ được mình đang thiếu gì để tìm ra hướng xử lí phù hợp.

+ Liệt kê cách thức vượt qua khó khăn của từng vấn đề: biết mình sẽ cần phải làm những công việc cụ thể nào.

+ Rút ra bài học sau mỗi trải nghiệm: tự nhận thức được vấn đề và sửa chữa để tránh mắc sai lầm.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

a.

- Anh Nic Vu-gic đã chấp nhận chung sống với sự thiếu sót trên cơ thể mình. Anh học cách dùng chân và một cái cán để viết chữ, đánh bàn phím máy vi tính, tự sinh hoạt cá nhân, chăm sóc bản thân. Anh đã vượt qua khó khăn, biến bản thân mình thành điều kì diệu trong cuộc sống.

- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã luôn kiên trì với việc tập viết bằng chân mặc dù có nhiều lần bị chuột rút đến co quắp nhưng thầy không bỏ cuộc và chữ viết của thầy đã ngày càng đều và đẹp hơn

b. Em cảm thấy rất nể phục tinh thần vượt khó của anh Nic Vu-gic cũng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, ở hai người đều có cùng một hoàn cảnh về khiếm khuyết cơ thể. Nhưng ở cả 2 người cũng có cùng một ý chí quyết tâm, nghị lực sống to lớn để vượt qua được những khó khăn và không chịu thua trước nghịch cảnh

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

a. Đồng tình, vì khi bản thân cảm thấy bế tắc và chưa có hướng giải quyết phù hợp cho vấn đề mình đang gặp phải thì bản thân nên nghỉ ngơi thư giãn đầu óc và tiếp tục lại công việc sau

b. Không đồng tình. Vì nếu Trang cứ lặp đi lặp lại việc tìm người khác giúp đỡ như vậy thì bạn sẽ bị ỉ lại vào người khác và không bao giờ biết cách đối mặt với khó khăn

c. Đồng tình. Đó là một cách làm hiệu quả của Phong, vì khi chúng ta bắt đầu làm một việc gì đó ắt hẳn cũng sẽ có những khó khăn tiềm ẩn, vậy nên việc dự kiến những rủi ro có thể xảy ra để kịp thời xử lí là vô cùng chính xác

d. Không đồng tình, nếu như Trung không dám đối mặt và xử lý những khó khăn đang xảy ra thì những khó khăn đó sẽ không qua đi

e. Đồng tình, vì mỗi khó khăn xảy ra đều có nguyên nhân của nó, khi mình tìm được nguyên nhân và khắc phục nó thì đồng nghĩa với việc mình cũng đã khắc phục được khó khăn

d. Đồng tình. Rèn cho mình một ý chí quyết tâm tốt sẽ giúp bản thân không bỏ cuộc

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

1- c. Xác định các khó khăn gặp phải

2- e. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới khó khăn

3- a. Tìm kiếm các phương án vượt qua khó khăn

4- d. Tìm kiếm các sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn

5- b. Lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp 1: Em sẽ khuyên Huỳnh nói lại với cô giáo vì khối lượng công việc quá lớn nên Huỳnh không thể làm kịp và nhờ các bạn giúp đỡ để hoàn thành kịp tiến độ

- Trường hợp 2: Em sẽ khuyên Thắng là phải chú tâm vào việc học hành, không suy nghĩ đến những trò chơi điện tử bên ngoài nữa

- Trường hợp 3: Em sẽ khuyên Tuấn đưa ra các hình phạt hợp lí cho mỗi lỗi mà các bạn vi phạm phải

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- Khó khăn về bị nói lắp

+ Em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ luyện tập lại cách nói, nói chậm và từ từ để tránh tình trạng bị nói lắp, và ủng hộ động viên bạn luyện tập trong thời gian dài để đạt được kết quả

- Khó khăn về tính tình hay nóng giận

+ Em sẽ khuyên ạn khi gặp phải chuyện gì cũng nên bình tĩnh giải quyết chứ không nên nóng giận, khi nóng giận chúng ta có thể nói ra những lời không hay hoặc làm ra những hành động thiếu văn minh nên cần phải kiểm soát bản thân bình tĩnh nhất

- Khó khăn về vừa chuyển đến nơi mới để sinh sống và học tập

+ Em sẽ khuyên bạn rằng nên cần tích cực giao lưu, giao tiếp, tìm hiểu về khu vực mình sống và các tập tục văn hoá ở đó để có thể quen với nơi ở mới một cách nhanh nhất

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Em muốn đạt được học sinh giỏi, nhưng em lại học không được tốt môn Tiếng Anh. Để có thể đạt được học sinh giỏi trong học kì này, em sẽ phải cố gắng hơn trong những giờ tiếng anh cũng như chăm chỉ học và viết lại những từ mới ngữ pháp mới để có thể nắm chắc hơn về bài học.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Câu chuyện về vị trạng nguyên trẻ nhất nước ta: Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa.

Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10 nên chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn giỏi hơn cả các đàn anh khóa trên. Cậu luôn yêu thích tìm tòi học hỏi và thường lân la ở các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Chính vì vậy, cậu có hiểu biết kiến thức uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)