Bài 4: Cơ chế thị trường.

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Bản tin thị trường hàng hóa ở 3 chợ đầu mối gồm Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Tình hình sản xuất: Sản xuất tăng, cung ứng nguồn hàng dồi dào.

- Nhu cầu tiêu dùng: tăng để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

- Giá cả thị trường của hàng hóa: Hàng hóa không tăng giá.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a) Các chủ thể kinh tế có liên quan trong trường hợp nêu trên là: người tiêu dùng, người nuôi cá.

Các chủ thể đó tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế trên thị trường.

Yêu cầu b) Theo em, lựa chọn của các chủ thể kinh tế chịu ảnh hưởng của những yếu tố như: giá cả, khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng.

Khi có sự thay đổi các lựa chọn của các chủ thể kinh tế, yếu tố giá cả của thị trường sẽ thay đổi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.1 (SGK Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a) Trên thị trường giấy Việt Nam có sản phẩm của những nhà sản xuất giấy ở những quốc gia là: Trung Quốc, Đài Loan, In-đô-nê-xi-a, Pháp.

Yêu cầu b) Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất vì: nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trước những áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường về sản phẩm giấy nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, In-đô-nê-xi-a, Pháp.

Yêu cầu c)

Một số sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường các quốc gia khác là: điện thoại, linh kiện, giày dép, gỗ…

- Sản phẩm của quốc gia khác có trên thị trường Việt Nam mà em biết là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vải, sắt thép, xăng dầu, xơ sợi, ô tô…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Hình 1 cho em biết nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI khủng hoảng trầm trọng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.3 (SGK Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

- Hình 2 phản ánh tình trạng nước bị ô nhiễm từ nhà máy thải ra.

- Dưới góc độ lợi ích của người sản xuất, một số nhà máy chọn phương án xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên để tránh tốn kém chi phí xử lý nước thải, mang lợi lợi nhuận nhiều hơn. Chế tài xử phạt các vụ xả thải ra môi trường còn nhẹ nên các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận xử phạt thay vì phải xử lý chất thải sau khi đưa ra môi trường. Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến tốn quá nhiều kinh phí dù bị phạt nhưng hiện tượng này sẽ vẫn xảy ra thường xuyên vì như vậy mới giảm được nhân công, quỹ đất, kinh phí sản xuất.

- Việc làm này gây suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt.

+ Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt.

+ Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

+ Dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.4 (SGK Cánh Diều- Trang 23)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a) Hệ quả tiêu cực của cơ chế thị trường là: gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và tăng sự bất bình đẳng xã hội.

Yêu cầu b) Bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có thể dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội, cụ thể là:

+ Tiếng nói và cơ hội phát triển của nhóm người yếu thế bị gạt ra bên lề xã hội.

+ Hàng triệu người dân tộc thiểu số, nông, dân sản xuất nhỏ, người nhập cư, lao động phi chính thức và phụ nữ có khả năng bị nghèo hoá, khó tiếp cận dịch vụ công, khó tham gia vào quá trình ra quyết định và bị phân biệt đối xử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.a (SGK Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a) Thông tin bên cho em biết mức giá cụ thể của sản phẩm thịt lợn thay đổi ở mỗi thời điểm nhất định.

Yêu cầu b)

- Giá lợn hơi tại các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Binh khu vực miền Bắc ngày 16/5/2021 ổn định so với mức giá cuối tuần trước, được thu mua chung mức 69.000 đồng/kg.

- Giá lợn hơi tại tỉnh Lào Cai thấp nhất thời điểm ngày 16/5/2021 ở miền Bắc.

Yêu cầu c) Các thông tin đó cho em biết: Giá cả thị trường là giá hàng hoá và dịch vụ hình thành do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động mua bán trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.b (SGK Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a) Giá cả thị trường dầu thô đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Do tác động kép của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến về giá giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, giá dầu thô Bơ-ren đã giảm từ gần 70 USD/thùng xuống dưới 20 USD/thùng từ tháng 01 đến tháng 4/2020.

Yêu cầu b) Thông tin về giá cả thị trường đã buộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác phải cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng ngày, tương đương gần 10% nguồn cung toàn cầu.

Yêu cầu c) Thông tin 2 cho em biết biến động của giá cả hồ tiêu trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019 là: giai đoạn 2010 - 2015 tăng giá, giá hồ tiêu giảm mạnh từ năm 2017 đến năm 2019.

Yêu cầu d) Phản ứng của các hộ nông dân khi giá cả sản phẩm biến động là: Các hộ nông dân khi giá cả sản phẩm biến động đều quan tâm và điều chỉnh hành vi của mình bằng cách chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Nhận định A sai, vì: cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

- Nhận định B, đúng. Vì: cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế; bên cạnh đó nhà nước thường tham gia điều tiết nền kinh tế ở mức độ nhất định để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Nhận định C, sai. Vì: giá cả là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường. Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá , từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

- Nhận định D, sai. Vì cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau .

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều: điều tiết lưu thông một cách tối ưu; thông tin thị trường nhanh nhạy

- Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động: thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để hạ thấp chi phí.

- Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao: phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương: phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)