Bài 4: Cơ chế thị trường.

Nội dung lý thuyết

1. Cơ chế thị trường.

Thị trường và những chức năng của thị trường là gì? - MECI Sài Gòn

- Cơ chế thị trường:

+ Là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...

+ Chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế.

+ Đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

2. Ưu, nhược điểm của cơ chế thị trường.

Ưu điểm của cơ chế thị trường.

- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

- Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Nhược điểm của cơ chế thị trường.

Khảo sát thị trường là gì? Tổng quan về khảo sát thị trường? - Bạn Cần Biết

+ Tiềm ần rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.

+ Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt nguồn từ sự bùng nổ của bong bóng nhà đất tại Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của loạt ngân hàng đầu tư và thương mại lớn, cùng những tổ chức, cá nhân cho vay cầm cố. Khủng hoảng khiến nhiều cơ sở kinh doanh đình trệ, hàng triệu người thất nghiệp, trở thành vô gia cơ. Một loạt ngân hàng dù đã phát triển lâu năm cùng rơi vào bế tắc rồi phá sản.

2. Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.

a. Giá cả thị trường.

Thị trường chứng khoán là gì? Tổng quan đặc điểm và vai trò | Timo

- Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

-  Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

b. Chức năng của giá cả thị trường.

- Chức năng của giá cả thị trường:

+ Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

+ Phân bổ nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.

+ Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Ví dụ: Ông B thấy giá gạo ST 25 tăng cao nên quyết định mở rộng nhập khẩu gạo ST 25 về bán.