Bài 4: Cơ chế thị trường.

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Yêu cầu a)

Ở quê hương em có đặc sản nổi tiếng là: bún bò Huế.

- Sản phẩm này hiện đã có mặt ở nhiều vùng, miền trong cả nước như: Hà Nội, Sài Gòn, …

Yêu cầu b) Theo em, các sản phẩm đặc sản của các địa phương hiện nay có thể mua được ở rất nhiều nơi trong cả nước vì nhu cầu sử dụng của khách hàng sử dụng sản phẩm ngày càng nhiều ở mọi nơi. Nhờ thông tin thị trường nhanh nhạy, các chủ thể kinh tế điều tiết sản xuất để phát triển.

Yêu cầu c)

Mức giá các sản phẩm là đặc sản tại địa phương nơi sản xuất và tại những nơi khác có sự khác biệt tùy vào sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hóa sản phẩm.

- Có sự khác biệt đó vì thông qua giá cả, các chủ thể kinh tế có thể điều chỉnh hành vi của mình theo hướng có lợi nhất cho họ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Bình luận ý kiến của các bạn về giá cả thị trường trong đoạn hội thoại:

+ Ý kiến của Lan: Tớ thấy giá cả thị trường thay đổi liên tục, ở mỗi nơi lại khác nhau => giá cả thị trường thay đổi liên tục ở mỗi địa điểm khác nhau.

+ Ý kiến của Mai: Tớ thì cho rằng giá cả thị trường do người sản xuất quyết định => giá cả được hình thành do người sản xuất, không có sự tác động của thị trường.

+ Ý kiến của Hưng: Giá cả thị trường giúp chúng ta nhận biết được tình hình hàng hóa trên thị trường để điều chỉnh chi tiêu. Như những lúc thịt lợn tăng giá, nhà tớ chuyển sang ăn thịt bò, cá, gà,.. => Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá, từ đó điều chỉnh hành vi của mình. Giá cả giúp thị trường điều tiết và phân bố lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.

- Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn về chức năng của giá cả thị trường như sau:

+ Giá cả là yếu tố trọng tâm của thị trường, là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường.

+ Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

+ Giá cả còn giúp thị trường điều tiết và phân bổ lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Tình hình thị trường một số hàng tiêu dùng tại địa phương em trong dịp Tết Nguyên Đán:

+ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dự kiến sức mua những tháng giáp Tết Nguyên đán sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

+ Tại phía nam, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 trong thời gian dài nhưng nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết cũng đã được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị tương đối tốt.

+ Tuy nhiên, sức mua của người dân bị ảnh hưởng sau dịch bệnh nên lượng hàng chuẩn bị dự trữ tăng ít (khoảng 2-3%), có mặt hàng không tăng so với năm trước. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung dự trữ nhóm hàng thiết yếu.

- Nhận xét về giá cả thị trường của các loại hàng hóa đó:

+ Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của các nhà cung cấp và theo thị trường bảo đảm cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Những hành vi không đúng khi tham gia thị trường:

+ Các chủ thể kinh tế không tham gia nộp thuế theo quy định.

+ Tham gia bán những hàng hóa bị cấm.

+ Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động.

Viết bài phê phán các hành vi đó:

- Mở đầu: Nêu tình trạng chung của các hành vi

- Thân bài:

+ Nêu rõ hành vi

+ Chủ thể của các hành vi

+ Hậu quả gây ra

+ Phê phán

- Kết bài: Bày tỏ quan điểm của bản thân

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)