Bài 33. Hai tam giác đồng dạng

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Bác Dương đã chứng minh ΔAEB ∽ ΔDEC và tìm tỉ số đồng dạng của chúng từ đó tính được chiều cao của cột đèn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\frac{{AB}}{{DE}} = 2{;^{}}\frac{{BC}}{{EF}} = 2{;^{}}\frac{{AC}}{{DF}} = 2\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

ΔABC \(\backsim\) ΔDEF với tỉ số đồng dạng là \(\frac{1}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thử thách nhỏ (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

a) Tam giác ABC tại A nên \(\widehat B = \widehat C\) (1)

Vì \(\Delta ABC \backsim \Delta MNP\) nên \(\widehat A = \widehat M{;^{}}\widehat B = \widehat N{;^{}}\widehat C = \widehat P\) (2)

Từ (1) và (2) nên \(\widehat N = \widehat P\) suy ra tam giác MNP cân tại M.

b) Vì tam giác ABC là tam giác đều nên \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = {60^o}\)(3)

Vì \(\Delta ABC \backsim \Delta MNP\) nên \(\widehat A = \widehat M{;^{}}\widehat B = \widehat N{;^{}}\widehat C = \widehat P\) (4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat M = \widehat N = \widehat P = {60^o}\) nên tam giác MNP là tam giác đều.

c) Vì tam giác ABC có  \(AB \ge AC \ge BC\) suy ra \(\widehat C \ge \widehat B \ge \widehat A\) (quan hệ giữa góc và cạnh đối điện) (5)

Mà \(\Delta ABC \backsim \Delta MNP\) nên \(\widehat A = \widehat M{;^{}}\widehat B = \widehat N{;^{}}\widehat C = \widehat P\) (6)

Từ (5) và (6) suy ra \(\widehat P \ge \widehat N \ge \widehat M\) nên \(MN \ge MP \ge NP\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Khẳng định d) là khẳng định không đúng 

=> ΔACB \(\backsim\) ΔMPN

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Khẳng định a và c là khẳng định đúng

Khẳng định b sai vì hai tam giác gọi là đồng dạng với nhau nếu chúng có ba cặp góc bằng nhau từng đôi một và ba cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.

Khẳng định d sai vì hai tam giác vuông mới chỉ thỏa mãn một điều kiện để xét đồng dạng, cần thêm tỉ lệ cạnh tương ứng hoặc 1 góc tương ứng bằng nhau.

Khẳng định e sai vì hai tam giác đồng dạng chỉ có kích thước tỉ lệ với nhau, còn hai tam giác bằng nhau là có các góc, các cạnh tương ứng bằng nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

- Có AP = BP, NA = NC

=> NP // BC (P ∈ AB, N ∈ AC)

=> ΔABC \(\backsim\) ΔAPN 

- Có AP = BP, MB = MC

=> MP // AC (P ∈ AB, M ∈ BC)

=> ΔABC \(\backsim\) ΔPBM
- Có NA = NC, MB = MC

=> MN // AB (N ∈ AC,M ∈ BC)

=> ΔABC \(\backsim\) ΔNMC

- Có ΔABC \(\backsim\) ΔAPN và ΔABC \(\backsim\) ΔPBM => ΔAPN \(\backsim\) ΔPBM

- Có ΔABC \(\backsim\) ΔNMC và ΔABC \(\backsim\) ΔPBM => ΔNMC \(\backsim\) ΔPBM 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

- Có tam giác ABC cân tại A => AB = AC, \(\widehat B = \widehat C\)

- Có tam giác MNP cân tại M => MN = MP, \(\widehat N = \widehat P\)

Mà AB = 2MN, \(\widehat A = \widehat M\)

=> \(\widehat B = \widehat N = \widehat C = \widehat P\)

\( \Rightarrow \frac{{MN}}{{AB}} = \frac{{MP}}{{AC}} = \frac{{NP}}{{BC}} = \frac{1}{2}\)

=> ΔMNP ∽ ΔABC với tỉ số đồng dạng là \(\frac{1}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)